Hà Nội chi tới 300 triệu đồng mỗi năm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và startup
Thứ tư, 16/07/2025 07:20 (GMT+7)
Từ năm 2026, mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội có thể được hỗ trợ tới 300 triệu đồng mỗi năm, bên cạnh loạt ưu đãi về mặt bằng, thiết bị và đào tạo nhân lực. Đây là một phần trong chiến lược “bơm sức” cho khu vực SME và startup giữa bối cảnh kinh tế nhiều biến động.
Hà Nội đang thực hiện một bước đi táo bạo để tiếp sức cho cộng
đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) cũng như các startup: Hỗ trợ lên tới 300 triệu
đồng mỗi năm cho từng doanh nghiệp. Cơ chế mới này sẽ chính thức có hiệu lực từ
đầu năm 2026 và kéo dài đến hết năm 2030, theo Nghị quyết vừa được HĐND thành
phố thông qua.
Tập trung vào đổi mới sáng tạo và công nghệ số, chính sách
không chỉ hỗ trợ tài chính trực tiếp mà còn bao trùm các khía cạnh cốt lõi như
đào tạo, tư vấn, thuê thiết bị, thuê mặt bằng và phát triển nhân lực. Tổng ngân
sách dự kiến lên tới 241,5 tỷ đồng, trong đó gần 80% do thành phố cấp từ nguồn
ngân sách công, phần còn lại đến từ doanh nghiệp đối ứng và các nguồn hợp pháp
khác.
Doanh nghiệp sản xuất và công nghệ, nhóm được xem là chủ lực sẽ được hỗ trợ
tối đa 300 triệu đồng/năm cho các hợp đồng tư vấn chuyên sâu. Với các doanh
nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực khoa học, chuyển đổi số,
năng lượng sạch hay ứng phó biến đổi khí hậu, thành phố hỗ trợ 50% chi phí thuê
thiết bị, mặt bằng tại các cơ sở kỹ thuật, không gian ươm tạo, với tổng mức tối
đa 50 triệu đồng/năm và 10 triệu đồng/tháng.
Từ năm 2026, mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội có thể được hỗ trợ tới 300 triệu đồng mỗi năm. Ảnh minh họa: VGP
Không dừng lại ở đó, Hà Nội còn chi 70% chi phí đào tạo ngắn
hạn ở nước ngoài cho các học viên thuộc doanh nghiệp khởi nghiệp, tập trung vào
các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo - với mức hỗ trợ
tối đa 100 triệu đồng/người/năm, kéo dài tối đa 3 năm. Đây được đánh giá là nỗ
lực bài bản hiếm có trong cả nước nhằm nâng tầm nhân lực cho hệ sinh thái
startup.
Về nhân sự hỗ trợ doanh nghiệp, thành phố cũng không quên đầu
tư cho đội ngũ tư vấn viên. Cụ thể, sẽ chi 100% chi phí đào tạo, tối đa 20 triệu
đồng/người/năm cho các chuyên gia tư vấn, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ
trợ doanh nghiệp và chuẩn hóa nguồn nhân lực tư vấn.
Sự đầu tư này không phải ngẫu nhiên. Theo thống kê từ Chi cục
Thống kê Hà Nội, mỗi tháng Hà Nội có khoảng 2.600 doanh nghiệp thành lập mới, với
hơn 98% là SME. Trong nửa đầu năm 2025, thành phố đã cấp giấy chứng nhận cho
15.600 doanh nghiệp mới, tổng vốn đăng ký 158.600 tỷ đồng. SME hiện chiếm trên
55% lực lượng lao động và đóng góp hơn 40% GRDP của toàn thành phố - con số
không nhỏ nếu so với nhiều đầu tàu kinh tế khác.
Không chỉ nhiều về số lượng, Hà Nội còn là địa phương đứng đầu
cả nước về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Thành phố hiện có khoảng 1.000
startup công nghệ, chiếm 26,3% toàn quốc; 32 vườn ươm doanh nghiệp (chiếm 38,1%
cả nước) và 14 tổ chức thúc đẩy kinh doanh (accelerators), gấp đôi TP HCM. Các lĩnh vực đang phát
triển nhanh bao gồm công nghệ số, logistics, y tế, nông nghiệp thông minh và
năng lượng tái tạo.
Với quy mô như vậy, HĐND TP Hà Nội đặt mục tiêu đầy tham vọng:
Chính sách hỗ trợ SME
giai đoạn 2026-2030 sẽ góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng GRDP tối thiểu 10% mỗi
năm, một con số mang ý
nghĩa chiến lược trong bối cảnh kinh tế đang cần nhiều “mũi đột phá”.
Trước khi mua lại cổ phần Vinaconex ITC để sau đó “thâu tóm” dự án Cát Bà Amatina, Công ty TNHH Sàn Giao dịch Bất động sản Hà Nội Anpha có “bức tranh” tài chính “tăm tối” khi lỗ “thê thảm”, nợ chồng chất.
111.800 là số doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam gia nhập hoặc tái gia nhập thị trường, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái và trên 110.000 DN tạm ngừng kinh doanh, chờ giải thể hoặc chính thức giải thể, tính đến hết tháng 5/2025
Trước khi hàng loạt chuyến bay của Vietjet Air bị trì hoãn, hủy chuyến không rõ lý do khiến hành khách bức xúc, đối tác cung cấp dịch vụ mặt đất là SAGS thông báo chấm dứt hợp đồng với Vietjet từ 20/4/2025.
Nguồn cung biệt thự, liền kề Hà Nội tăng gần 9 lần trong nửa đầu năm, nhưng giá bán vẫn neo cao kỷ lục, phổ biến 230 triệu đồng/m², có nơi chạm mốc 400 triệu đồng/m², theo CBRE.
Giá thuê khách sạn 5 sao tại TP HCM đã phục hồi về mức trước dịch, đạt trung bình 152 USD/đêm, có nơi lên tới 200 USD. Tỷ lệ lấp đầy cao trên 80% nhờ du lịch quốc tế và chính sách visa thông thoáng.
Nhiều cổ phiếu bất động sản ghi nhận sắc tím trong phiên hôm nay 14/7, đặc biệt là hai mã cổ phiếu của Tập đoàn Đất Xanh trở thành nhóm cổ phiếu được giao dịch sôi động top 2 thị trường.
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Hòa Bình Group – HBC) đang bị cơ quan chức năng nhắc tên vì chậm đóng số tiền lên tới gần 58 tỷ đồng trong suốt 21 tháng qua.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã: NAB) trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên công bố kết quả kinh doanh sơ bộ nửa đầu năm 2025, với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Bị truy thu thuế và xử phạt hơn 4 tỷ đồng, Nhựa Hà Nội còn gặp khó khi đợt chào bán cổ phiếu không thành công. Công ty mẹ là Nhựa An Phát Xanh đã “ra tay giải cứu” bằng gần 89 tỷ đồng.