Shynh Beauty bị thu hồi loạt mỹ phẩm vi phạm
Ba sản phẩm mỹ phẩm của Shynh Beauty bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc do vi phạm ghi nhãn và công thức. Doanh nghiệp này từng dính hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực mỹ phẩm, thẩm mỹ.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
111.800 là số doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam gia nhập hoặc tái gia nhập thị trường, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm ngoái và trên 110.000 DN tạm ngừng kinh doanh, chờ giải thể hoặc chính thức giải thể, tính đến hết tháng 5/2025
Sự giằng co giữa hai con số 110.000 và 111.800 nói lên một điều: Thị trường không yên ả. Dưới lớp vỏ bề ngoài sôi động, nền kinh tế đang trải qua một quá trình “thanh lọc tự nhiên”- nơi những doanh nghiệp đủ sức thích nghi vươn lên, còn những mô hình lỗi thời buộc phải rời cuộc đua.
Góc nhìn khác vào cán cân “vào - ra”, cứ ngỡ như cả hai con số đang giữ thế cân bằng, song thực chất lại tiềm ẩn nhiều tín hiệu đáng lo. Tốc độ DN rút lui đã tăng mạnh ngay trong quý 1/2025, vượt cả quý trước lẫn cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, số DN quay trở lại thị trường tuy có tăng nhưng chưa thể hiện xu hướng ổn định dài hạn. Sự nhộn nhịp của dòng DN “ra - vào” không hẳn là dấu hiệu hồi phục mà phản ánh một thị trường đang chuyển dịch nhanh chóng, song cũng đầy rủi ro sinh tồn. Cứ mỗi DN mới ra đời, lại có một DN lặng lẽ rơi vào thế không thể tiếp tục.
Giữa những con sóng dữ liệu lên xuống không ngừng, một xu hướng nổi bật dần hiện ra: Dịch vụ đang trở thành đầu tàu của thị trường DN Việt Nam trong năm 2025 khi số lượng DN mới trong lĩnh vực này không ngừng tăng, từ giáo dục, y tế đến công nghệ và thương mại điện tử, dịch vụ đang trở thành tuyến đầu tăng trưởng của nền kinh tế.
Nhiều lĩnh vực truyền thống, từng là trụ cột của nền kinh tế lại có dấu hiệu chững lại rõ rệt. Ngành xây dựng và vật liệu chịu tác động kép từ sự suy giảm đầu tư công và dòng tín dụng ngày càng thắt chặt. Nông nghiệp thiếu sức bật khi phần lớn vẫn chưa chuyển đổi sang các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị cao hoặc ứng dụng công nghệ một cách thực chất. Công nghiệp chế biến - chế tạo, vốn là niềm tự hào xuất khẩu nhiều năm qua, đang có dấu hiệu khựng lại dưới sức ép của giá nguyên vật liệu tăng cao và nhu cầu tiêu dùng toàn cầu sụt giảm...
Điều đó cho thấy, câu chuyện không nằm ở cơ hội ngành nghề mà nằm ở khả năng thích nghi với bối cảnh mới. Trong khi DN dịch vụ có thể xoay chuyển mô hình nhanh hơn, tiếp cận thị trường số, triển khai giải pháp trực tuyến thì các ngành truyền thống lại bị cản trở bởi tài nguyên vật lý, hạ tầng chậm đổi mới và phụ thuộc quá nhiều vào dòng vốn lớn.
5 tháng đầu năm 2025, hơn 110.000 DN đã “buông tay”, cho thấy nhiều lĩnh vực đang “đuối sức” trước sức ép cạnh tranh và tốc độ chuyển đổi quá nhanh. Phải kể đến bất động sản và xây dựng - những lĩnh vực vốn từng là “máy bơm” tăng trưởng của nhiều địa phương. Sự siết tín dụng, đóng băng giao dịch, cùng với chi phí vật liệu tăng cao khiến hàng loạt DN nhỏ không thể trụ lại, buộc phải tạm ngừng hoặc giải thể.
Tiếp theo là các DN thương mại truyền thống - những cửa hàng bán lẻ, đại lý phân phối quy mô nhỏ đang chịu áp lực lớn từ thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng số. Khi khách hàng ngày càng chuộng mua hàng online, so sánh giá tức thì và giao hàng tận nhà, những DN không kịp chuyển mình gần như bị bỏ lại phía sau.
DN dịch vụ ăn uống, du lịch giá rẻ và mô hình lao động thủ công cũng đang gặp khó. Giá thuê mặt bằng vẫn cao, chi phí vận hành leo thang, trong khi khách hàng ngày càng khó tính và thích “trải nghiệm mới” hơn là tiêu dùng lặp lại. Nhiều quán ăn, homestay, đại lý du lịch nhỏ ở các thành phố du lịch đã lặng lẽ đóng cửa sau mùa cao điểm Tết.
Về tổng thể, những DN rút lui thường rơi vào một trong ba nhóm: Một là không thích nghi được với chuyển đổi số; Hai là thiếu năng lực tài chính để duy trì dòng tiền; Ba là chậm thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới.
Việc rút lui không chỉ đơn thuần là thất bại kinh doanh, nó là hệ quả tất yếu trong một hệ sinh thái thị trường đang sàng lọc gắt gao.
Thị trường DN Việt Nam 2025 không chỉ đang biến động mà còn đang tái cấu trúc một cách quyết liệt. Những con số về DN gia nhập và rút lui không đơn thuần phản ánh sức khỏe kinh tế mà nói lên một điều quan trọng hơn: Ai đang tìm ra “cơ chế sống” mới và ai đang mắc kẹt trong mô hình cũ.
Sống còn lúc này không đến từ việc tăng vốn hay mở rộng quy mô mà là khả năng tái cấu trúc mô hình kinh doanh, từ sản phẩm, quy trình đến tư duy con người...
Trong bức tranh ấy, vai trò của chính sách Nhà nước cũng không kém phần quan trọng. Môi trường kinh doanh công bằng, thông thoáng và ổn định sẽ là đòn bẩy để các DN nhỏ và vừa vốn chiếm tới hơn 90% số lượng DN có cơ hội thử nghiệm, học hỏi, vươn lên.
Từ nay đến cuối năm 2025, thị trường sẽ còn tiếp tục biến động. Những “cơn sóng ngầm” như thay đổi hành vi tiêu dùng, sự thâm nhập của AI vào kinh doanh hay xu hướng cá nhân hóa cực độ sẽ định hình lại toàn bộ sân chơi. DN nào vẫn còn lạc quan với công thức cũ sẽ rất nhanh trở thành người ngoài cuộc.
Ts. Huỳnh Thông - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM - Đại học Quốc gia