'Ông lớn' Hòa Bình Group: Nợ bảo hiểm hàng chục tỷ đồng, thua lỗ vẫn chi lương khủng cho lãnh đạo
Thứ hai, 14/07/2025 14:00 (GMT+7)
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Hòa Bình Group – HBC) đang bị cơ quan chức năng nhắc tên vì chậm đóng số tiền lên tới gần 58 tỷ đồng trong suốt 21 tháng qua.
Nợ đọng tiền bảo hiểm kéo dài
CTCP Tập
đoàn Xây dựng Hòa Bình (trụ
sở tại đường Võ Thị Sáu, TP HCM)được biết đến là một trong những
doanh nghiệp “khổng lồ” ngành xây dựng phía Nam. Tuy nhiên, mới đây Tập đoàn
này đã bị Bảo hiểm xã hội TP HCM
“réo tên” vì khoản nợ gần 58 tỷ đồng kéo dài.
Cụ thể, vào ngày 11/7, Bảo hiểm xã hội Khu vực XXVII (TP HCM) công bố danh sách 100 doanh nghiệp
trên địa bàn chậm đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế kéo dài từ 6 tháng trở
lên với số tiền lớn. Trong lĩnh vực ngành bất động sản, xây dựng, Hòa Bình Group nằm trong danh sách các
doanh nghiệp có nợ đọng bảo hiểm kéo dài, với tổng số tiền nợ gần 58 tỷ đồng.
Theo đó, đây là khoản nợ phát sinh trong 21 tháng liên
tục, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của hàng nghìn lao động, đặc biệt là
trong việc thụ hưởng chế độ thai sản, ốm đau, hưu trí và bảo hiểm y tế. Đây là
vấn đề nổi cộm làm dấy lên nhiều quan ngại về trách nhiệm và khả năng tài chính
của công ty trong việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Hòa Bình Group – mã HBC) đã chi tổng cộng khoảng 10,385 tỷ đồng cho quỹ lương của 11 thành viên ban lãnh đạo. (Theo BCTC của HBC)
Tuy nợ tiền bảo hiểm, nhưng theo báo cáo tài chính năm
2024, đơn vị này đã khá “mạnh tay” chi lương cho ban lãnh đạo Tập đoàn.
Theo báo cáo tài chính năm 2024, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Hòa Bình Group
– mã HBC) đã chi tổng cộng khoảng 10,385
tỷ đồng cho quỹ lương của 11 thành viên ban lãnh đạo. Trung bình, mỗi lãnh đạo
nhận được gần 943 triệu đồng/năm, một mức thu nhập được đánh giá là khá cao
trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức về tài chính.
Đáng chú ý, ông Lê Viết Hải – Chủ tịch Hội đồng Quản
trị – được chi trả mức lương lên tới 1,845
tỷ đồng/năm, tương đương khoảng 153,7 triệu đồng/tháng. Cùng mức lương với Chủ
tịch, ông Lê Văn Nam – Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc – cũng được nhận thu
nhập tương đương.
Trong khi đó, ông Lê Viết Hiếu – Phó Chủ tịch HĐQT –
có tổng thu nhập năm 2024 là 1,779
tỷ đồng, trung bình khoảng 148,25 triệu đồng/tháng.
Một lãnh đạo cấp cao khác, ông Nguyễn Khánh Hoàng –
Phó Tổng Giám đốc – nhận mức lương năm 1,013
tỷ đồng, tương đương trung bình 84,42 triệu đồng/tháng.
Kinh doanh “lao dốc”
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 của Hòa Bình Group cho thấy tình hình kinh doanh tiếp tục
đối mặt nhiều khó khăn, với doanh thu và lợi nhuận đều lao dốc mạnh so với cùng
kỳ. Mặc dù cải thiện biên lợi nhuận gộp, công ty vẫn lỗ ở hoạt động cốt lõi và
gánh lỗ lũy kế lên tới gần 2.294
tỷ đồng, khoản lỗ này tương đương 66% vốn điều lệ.
Trong quý đầu năm 2025, Hòa Bình Group ghi nhận doanh thu thuần đạt 692 tỷ
đồng, giảm tới 58% so với cùng kỳ năm 2024. Dù vậy, biên lợi nhuận gộp được cải
thiện đáng kể, từ mức 1,3% lên 7,6%, mang về gần 53 tỷ đồng lợi nhuận gộp – gấp
khoảng 2,5 lần so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, mức cải thiện này chưa đủ để bù đắp cho các
khoản chi phí tài chính và vận hành rất lớn. Cụ thể, chi phí tài chính trong kỳ
lên tới 97 tỷ đồng, giảm không đáng kể so với cùng kỳ. Trong khi đó, lợi nhuận
sau thuế chỉ đạt 5,39 tỷ đồng, giảm mạnh tới 91% so với cùng kỳ năm trước (gần
56 tỷ đồng).
Xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận gộp –
chi phí tài chính – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), trong quý I, Xây
dựng Hoà Bình ghi nhận lỗ 11,92 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 64,01 tỷ đồng.
Như vậy, trong quý đầu năm 2025, lợi nhuận gộp mà Hoà
Bình Group
tạo ra không đủ trả chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp, Công
ty có lãi nhờ doanh thu tài chính và lợi nhuận hoạt động khác.
Về tình hình tài chính, tổng tài sản của Hòa Bình Group tại ngày 31/3/2025 đạt 15.136 tỷ đồng,
giảm nhẹ gần 2% so với đầu năm. Khoản phải thu ngắn hạn vẫn ở mức cao với hơn
10.236 tỷ đồng, chiếm 68% tổng tài sản, trong đó đã trích lập dự phòng tới
1.792 tỷ đồng. Hàng tồn kho ghi nhận gần 2.800 tỷ đồng, còn tiền mặt và tương đương
tiền chỉ còn khoảng 152 tỷ đồng, giảm 46%.
Dù đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2025 với doanh
thu 9.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 330 đến 360 tỷ đồng, song kết quả
kinh doanh trong quý I cho thấy Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đang "hụt
hơi" đáng kể. Tính đến hết quý đầu năm, doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành 7%
kế hoạch doanh thu và chưa đến 2% kế hoạch lợi nhuận.
Điều này phản ánh rõ thực trạng khó khăn mà Hòa Bình Group đang đối mặt với nhiều khó khăn. Trong
khi đó, các khoản nợ đọng, đặc biệt là gần 58 tỷ đồng bảo hiểm xã hội chưa đóng
trong 21 tháng, tiếp tục gây áp lực lớn về mặt pháp lý và uy tín đối với doanh
nghiệp từng được xem là "người khổng lồ" ngành xây dựng phía Nam.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã: NAB) trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên công bố kết quả kinh doanh sơ bộ nửa đầu năm 2025, với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Bị truy thu thuế và xử phạt hơn 4 tỷ đồng, Nhựa Hà Nội còn gặp khó khi đợt chào bán cổ phiếu không thành công. Công ty mẹ là Nhựa An Phát Xanh đã “ra tay giải cứu” bằng gần 89 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã: NAB) trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên công bố kết quả kinh doanh sơ bộ nửa đầu năm 2025, với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Bị truy thu thuế và xử phạt hơn 4 tỷ đồng, Nhựa Hà Nội còn gặp khó khi đợt chào bán cổ phiếu không thành công. Công ty mẹ là Nhựa An Phát Xanh đã “ra tay giải cứu” bằng gần 89 tỷ đồng.
Dự án VietinBank Tower hơn 10.000 tỷ đồng tại Ciputra Hà Nội tiếp tục được rao bán sau nhiều năm đình trệ. Ngân hàng mời nhà đầu tư tiềm năng làm việc trước hạn chót 25/7.