Biệt thự, liền kề Hà Nội tăng nguồn cung gần 9 lần, giá chạm ngưỡng 400 triệu đồng/m²
Thứ ba, 15/07/2025 14:46 (GMT+7)
Nguồn cung biệt thự, liền kề Hà Nội tăng gần 9 lần trong nửa đầu năm, nhưng giá bán vẫn neo cao kỷ lục, phổ biến 230 triệu đồng/m², có nơi chạm mốc 400 triệu đồng/m², theo CBRE.
Dù nguồn cung biệt thự và nhà liền kề tại Hà Nội trong 6
tháng đầu năm tăng gần 9 lần so với cùng kỳ 2024, nhưng mặt bằng giá bán vẫn tiếp
tục neo ở mức cao, có nơi chạm ngưỡng 400 triệu đồng mỗi m² - mức được xem là đắt
đỏ hàng đầu cả nước ở phân khúc nhà thấp tầng.
Theo báo cáo mới nhất từ CBRE Việt Nam, quý II ghi nhận hơn
1.000 căn biệt thự, liền kề được mở bán tại Hà Nội, tuy giảm 32% so với quý
trước nhưng lại tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 6 tháng đầu
năm, tổng nguồn cung mới lên tới 2.500 căn, mức tăng gần 9 lần, phản ánh sự phục
hồi mạnh mẽ của thị trường sau thời gian dài khan hiếm.
Theo khảo sát từ các sàn giao dịch, giá bán biệt thự và nhà liền kề tại đây dao động 200 - 300 triệu đồng/m², phản ánh sức nóng của thị trường quanh phố Lê Giản (Hà Nội). Ảnh: Tùng Đoàn
Sự bùng nổ nguồn cung này trải rộng từ các quận nội đô như
Tây Hồ, Long Biên đến vùng ven như Gia Lâm, Đan Phượng, nơi đang chứng kiến sự
phát triển nhanh của hạ tầng đô thị, đặc biệt là các tuyến vành đai mới.
Tuy nhiên, nghịch lý là giá nhà thấp tầng vẫn không hạ nhiệt.
Mức giá sơ cấp trung bình trong quý II đạt khoảng 230 triệu đồng mỗi m² đất, chưa bao gồm VAT, chi phí bảo trì và các chính sách chiết khấu. So với cùng kỳ
năm ngoái, mức này tăng gần 14%.
Thậm chí, theo dữ liệu của Avison Young Việt Nam, nhiều dự
án cao cấp trong khu vực nội đô Hà Nội đã thiết lập mặt bằng giá mới, dao động
từ 7.700 đến 13.460 USD (tương đương 200 - 350 triệu đồng)/m², cá biệt có dự án
vượt 15.400 USD/m², tức gần 400 triệu đồng/m². Mức giá này sánh ngang hoặc vượt
nhiều khu trung tâm TP HCM, phản ánh xu hướng định vị phân khúc hạng sang rõ rệt
của thị trường Hà Nội.
Tỷ lệ hấp thụ hiện vẫn ở mức ổn định, trung bình 60 - 70%, chủ
yếu đến từ nhóm khách hàng trung lưu, thượng lưu và một bộ phận nhà đầu tư dài
hạn. Một phần nguyên nhân đến từ việc nhà thấp tầng vẫn được xem là “kênh trú ẩn
an toàn” trong bối cảnh thị trường căn hộ cao tầng và đất nền có dấu hiệu chững
lại.
Đơn cử tại một phân khu mới ở Đan Phượng, các căn liền kề diện
tích 96 - 120 m² được chào bán từ 15 - 25 tỷ đồng/căn, tùy vị trí và mức độ hoàn
thiện. Với dòng sản phẩm biệt thự song lập, giá bán có thể leo tới 33 - 45 tỷ đồng/căn.
Đà tăng giá cũng lan sang thị trường thứ cấp. Tại Khu đô thị
Ciputra, giá chuyển nhượng nhà thấp tầng hiện được rao ở mức 270 - 460 triệu đồng
mỗi m², tăng 6 - 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Mỹ Đình, nhiều căn biệt thự, liền
kề cũng đang được giao dịch ở mức 200 - 320 triệu đồng/m², tăng khoảng 5% trong
vòng một năm.
Theo bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc cấp cao CBRE Hà Nội, mức
giá tăng cao không chỉ phản ánh kỳ vọng của chủ đầu tư vào nhóm khách hàng có
tiềm lực tài chính mạnh, mà còn do chi phí đất và chi phí xây dựng tăng trong
thời gian gần đây. Đáng chú ý, nhiều dự án vẫn giữ giá chào bán cao dù đã nhiều
lần trì hoãn hoặc chưa hoàn thiện hạ tầng tiện ích.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng lưu ý, từ nửa cuối năm 2025,
Hà Nội sẽ đón thêm gần 3.800 căn nhà thấp tầng, nâng tổng nguồn cung cả năm lên
hơn 6.300 căn, mức cao nhất trong 5 năm qua. Điều này có thể tạo ra một cuộc cạnh
tranh thu hút khách mua gay gắt hơn, buộc các chủ đầu tư phải điều chỉnh chính
sách bán hàng và chiến lược phát triển.
Thị trường nhà thấp tầng Hà Nội đang trong giai đoạn bản lề, vừa có dấu hiệu phục hồi nguồn cung, vừa phải đối mặt với áp lực duy trì mặt bằng
giá cao trong khi người mua ngày càng dè dặt hơn. Cuộc đua hút khách sẽ không
chỉ nằm ở vị trí hay thiết kế, mà còn là bài toán chiến lược định giá và chăm
sóc hậu bán hàng.
Ngày 12/6/2025, Quốc hội chính thức thông qua đề án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu vào TP HCM, hình thành một "siêu đô thị Đông Nam Bộ" có quy mô hơn 6.000 km² và dân số gần 13 triệu người.
Mức độ quan tâm loại hình chung cư tăng trở lại ở hầu hết các địa phương trong tháng 5 phản ánh xu hướng lựa chọn phân khúc có tính an toàn của nhà đầu tư và người mua.
Giá thuê khách sạn 5 sao tại TP HCM đã phục hồi về mức trước dịch, đạt trung bình 152 USD/đêm, có nơi lên tới 200 USD. Tỷ lệ lấp đầy cao trên 80% nhờ du lịch quốc tế và chính sách visa thông thoáng.
Nhiều cổ phiếu bất động sản ghi nhận sắc tím trong phiên hôm nay 14/7, đặc biệt là hai mã cổ phiếu của Tập đoàn Đất Xanh trở thành nhóm cổ phiếu được giao dịch sôi động top 2 thị trường.
Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Hòa Bình Group – HBC) đang bị cơ quan chức năng nhắc tên vì chậm đóng số tiền lên tới gần 58 tỷ đồng trong suốt 21 tháng qua.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã: NAB) trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên công bố kết quả kinh doanh sơ bộ nửa đầu năm 2025, với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Bị truy thu thuế và xử phạt hơn 4 tỷ đồng, Nhựa Hà Nội còn gặp khó khi đợt chào bán cổ phiếu không thành công. Công ty mẹ là Nhựa An Phát Xanh đã “ra tay giải cứu” bằng gần 89 tỷ đồng.