Xử phạt Công ty Loha, buộc tiêu hủy nhiều sản phẩm sữa
Thứ hai, 07/07/2025 16:48 (GMT+7)
TP HCM xử phạt gần 94 triệu đồng Công ty CP Xuất nhập khẩu Dinh dưỡng Dược Loha, đồng thời buộc doanh nghiệp này thu hồi và tiêu hủy nhiều sản phẩm sữa do phát hiện các sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Giữa lúc người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng
dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là sữa công thức, thì một vụ việc nghiêm trọng
vừa được chính quyền TP HCM phát hiện và xử lý. Theo đó, Công ty CP Xuất nhập khẩu Dinh
dưỡng Dược Loha (công ty sữa Loha có trụ sở tại phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân (cũ)) bị xử phạt gần 94 triệu đồng vì hàng loạt vi phạm liên quan đến
chất lượng sản phẩm và ghi nhãn không đúng quy định.
Thông tin được công bố trong quyết định xử phạt hành chính
do Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Thị Diệu Thúy ký, cho thấy doanh nghiệp đã có ba hành vi vi phạm nghiêm trọng
trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và nhãn hàng hóa.
Sản phẩm sữa của công ty bị phát hiện thành phần không phù hợp so với bản công bố. Ảnh: UC2
Sai phạm thứ nhất của vụ việc nằm ở sản phẩm UC2 Premium Colos 24h
Optimum 1+ - một loại sữa công thức dành cho trẻ nhỏ. Theo bản công bố sản phẩm
mà chính doanh nghiệp đăng ký, ba chỉ tiêu chính là Lysine, Taurine và DHA đều
có mức quy định rõ ràng, dao động trong biên độ cho phép ±20%.
Tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm
của Viện Y tế Công cộng TP HCM ngày 10/6/2025 cho thấy các chỉ số này vượt
xa tiêu chuẩn công bố. Cụ thể, Lysine đạt 1.840,23 mg/100g, gấp hơn 3 lần mức tối đa cho phép; Taurine ở mức 197,32
mg/100g, cũng vượt chuẩn gấp đôi;
DHA lên đến 58,47 mg/100g, trong khi quy định cho phép chỉ khoảng 28,6 ±
20%.
Đây không chỉ là sai sót kỹ thuật đơn thuần. Những chỉ tiêu
dinh dưỡng vượt ngưỡng này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là với
trẻ em - nhóm đối tượng nhạy cảm và dễ tổn thương.
Không dừng lại ở đó, Công ty Loha còn tự công bố hai sản phẩm
dinh dưỡng pha sẵn là UC2 Platinum Grow Plus và UC2 Platinum Colos Grow Plus+,
trong khi theo quy định, các sản phẩm dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi bắt buộc
phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan chức năng.
Trên nhãn sản phẩm có ghi dòng chữ "Không dùng cho trẻ
dưới 1 tuổi", nhưng điều này không thể giúp doanh nghiệp “lách luật”, bởi phạm
vi sử dụng từ 1 đến 3 tuổi vẫn nằm trong diện phải kiểm soát nghiêm ngặt. Việc tự
ý tung sản phẩm ra thị trường khi chưa được thẩm định là hành vi đe dọa an toàn
sức khỏe cộng đồng, đi ngược lại các nguyên tắc về quản lý sản phẩm dinh dưỡng.
Hành vi vi phạm thứ ba khiến công ty bị xử lý là ghi nhãn
hàng hóa sai sự thật. Cụ thể, sản phẩm UC2 Premium Colos 24h Optimum 1+ ghi nơi
sản xuất là "Chi nhánh 2 - Công ty CP XNK Dinh dưỡng Dược Loha",
trong khi thực tế sản phẩm này được sản xuất tại một pháp nhân hoàn toàn khác -
Công ty TNHH MTV Loha Pharma.
Việc ghi sai tên đơn vị sản xuất không chỉ vi phạm luật nhãn
hàng hóa, mà còn đánh lừa người tiêu dùng, khiến họ không thể truy xuất nguồn gốc
chính xác khi có vấn đề xảy ra.
Tổng mức xử phạt hành chính đối với công ty này là 93.936.000 đồng, trong đó, hành vi buôn bán sản phẩm không đúng
tiêu chuẩn công bố bị phạt 3,186 triệu đồng; Hành vi tự công bố sản phẩm chưa được phép bị phạt 90 triệu đồng; Hành vi ghi sai nhãn hàng
hóa bị phạt 750.000 đồng.
Không chỉ dừng lại ở phạt tiền,
các biện pháp khắc phục hậu quả nghiêm ngặt cũng được áp dụng. Cụ thể, buộc thu hồi 12 lon sản phẩm
UC2 Premium Colos 24h Optimum 1+ đã tiêu thụ và tiến hành tiêu hủy hoặc thay đổi
mục đích sử dụng. Thu hồi
toàn bộ sản phẩm tự công bố không hợp lệ, bao gồm UC2 Platinum Grow Plus và UC2
Platinum Colos Grow Plus+. Đồn
thời, tiêu hủy các nhãn hàng hóa vi phạm và nộp lại khoản tiền tương ứng
với giá trị hàng đã bán ra, hơn 2,1 triệu đồng
UBND TP HCM yêu cầu công ty thực hiện toàn bộ các biện pháp
này trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận quyết định. Nếu quá thời hạn, doanh nghiệp
sẽ bị cưỡng chế thi hành và áp dụng phạt chậm nộp theo luật định.
Từ vụ việc sữa bột HIUP bị xác định là hàng giả, câu hỏi đặt ra là người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật sẽ chịu trách nhiệm gì? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết, nếu cố ý tiếp tay, họ hoàn toàn có thể bị truy tố hình sự.
Nhiều phụ huynh bày tỏ sự phẫn nộ, cay đắng và lo lắng cho con mình, khi đã sử dụng sản phẩm sữa giả HIUP trong thời gian dài, với chi phí không hề rẻ.
Sau hàng loạt thông cáo đính chính, lên tiếng phủ nhận liên quan đến vụ sữa bột giả, Công ty ALAMA - đơn vị sở hữu bản quyền và phân phối sữa dinh dưỡng HIUP vẫn không thể thoát khỏi vòng pháp lý.
Trong chương trình hoạt động song phương tại Brazil, sáng 6/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Brazil để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực: hàng không; sản xuất nhiên liệu sinh học; nông nghiệp; chế biến, phân phối thực phẩm…
Một buổi tối cuối tháng 6, khi phần lớn khu dân cư đã yên giấc, thì ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP HCM), những mẻ hoa chuối vẫn đang được sơ chế - không phải bằng nước sạch như nhiều người tưởng, mà bằng hàn the và chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc.
Chỉ số giá tiêu dùng - CPI quý II/2025 của Việt Nam tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do tiền điện, giá thực phẩm, nhà ở và y tế tăng cao. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2025 tăng 3,27% so với cùng kỳ năm 2024
Tiền điện tháng 6/2025 tại nhiều hộ dân Hà Nội tăng mạnh khiến không ít người bất ngờ. EVN Hà Nội đã chính thức lý giải nguyên nhân, chỉ ra ba yếu tố chính dẫn tới tình trạng này.
90% rác nhựa trong lòng đất, đại dương và thậm chí ngấm cả trong cơ thể con người (theo Tổ chức Môi trường quốc tế) là lý do hình thành nên xu hướng tiêu dùng mới: Refillable Consumption (Refill - tái nạp) và Việt Nam đang bắt đầu với xu hướng tiêu dùng này.