THACO muốn làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, hoàn thành trong 7 năm
Thứ ba, 27/05/2025 11:42 (GMT+7)
Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa đề xuất với Thủ tướng Chính phủ đề xuất được tham gia đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng vốn hơn 61 tỷ USD.
Cụ thể, ông
Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi Thủ
tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam theo hình thức doanh nghiệp tư nhân tự thực hiện, không sử dụng vốn ngân
sách, không đề nghị Nhà nước hỗ trợ lãi vay.
Theo đề xuất, THACO sẽ đầu tư dự án với tổng vốn khoảng khoảng
1,7 triệu tỷ đồng, tương đương
61,35 tỷ USD,
trong đó 20% là vốn tự có và huy động hợp pháp trong nước, tương đương 12,27 tỷ USD.
Phần 80% tổng vốn đầu tư còn lại, tương đương khoảng 49,08 tỷ
USD sẽ được công ty vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Đáng chú ý, THACO đề xuất khoản vay này
sẽ được Chính phủ bảo lãnh và hỗ trợ toàn bộ lãi vay trong thời gian 30 năm và
tài sản đảm bảo là toàn bộ công trình dự án.
Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trường Hải (THACO).
THACO dự kiến
phân kỳ đầu tư trong 7 năm, ưu tiên đoạn đông hành khách trước. Dự án được
THACO đề xuất chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt
động dự án trong 5 năm với hai phân đoạn được Nhà nước bàn giao mặt bằng sạch.
Cụ thể từ TP HCM đến Nha Trang và từ Hà Nội đến Hà Tĩnh vì đây là hai phân đoạn
có nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa lớn để đưa vào vận hành khai thác.
Giai đoạn 2: Thi công đoạn còn lại từ Hà Tĩnh đến
Nha Trang trong vòng 2 năm do nơi có địa hình phức tạp, cần thời gian nghiên cứu
kỹ lưỡng.
THACO kỳ vọng hoàn thành toàn tuyến trong 7 năm, vừa đảm bảo
tiến độ, vừa tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước học hỏi, tiếp nhận
công nghệ, tiến tới tự chủ.
THACO cho hay sẽ áp dụng công nghệ đường sắt chạy trên ray,
điện khí hóa; bảo đảm tính hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế trên nguyên tắc: THACO
cùng với các doanh nghiệp trong trong nước hợp tác để nhận chuyển giao công nghệ
một cách hợp lý từ các đối tác có kinh nghiệm hàng đầu thế giới tại châu Âu (Đức,
Pháp,…); châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc,…).
Đồng thời tổ chức đào tạo nhân sự tiến đến làm chủ công nghệ
trong xây dựng hạ tầng; sản xuất đầu máy, toa xe; hệ thống tín hiệu, điều khiển;
quản lý, vận hành hệ thống đường sắt tốc độ cao nhằm chủ động hình thành ngành
công nghiệp đường sắt và thông qua dự án này phát triển các ngành công nghiệp nền
tảng cho đất nước như: công nghiệp nặng (luyện kim, cơ khí); công nghiệp số,...
Trong đó ưu tiên phối hợp và liên danh, hợp tác với các doanh nghiệp, tập đoàn
trong nước đối với các hạng mục, phần việc mà trong nước có thể đáp ứng được
(phù hợp khoản 8, điều 3 Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội).
Ba tập đoàn thành viên chủ lực sẽ tham gia triển khai gồm: Tập
đoàn thành viên THACO INDUSTRIES sẽ làm đầu mối cùng với các doanh nghiệp trong
nước nhận chuyển giao và sản xuất đầu máy, toa tàu, các linh kiện phụ tùng máy
móc, thiết bị phục vụ dự án và các phương tiện vận tải kết nối với đường cao tốc
Bắc - Nam;
THADICO - Đại Quang Minh sẽ làm đầu mối cùng với các doanh
nghiệp trong nước nhận chuyển giao để triển khai đầu tư - xây dựng, quản lý dự
án, vận hành, bảo dưỡng, duy tu, bảo trì hạ tầng xây dựng; đồng thời đầu tư,
khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận ga theo mô hình TOD (Transit Oriented
Development) để hình thành các khu đô thị tích hợp;
Tập đoàn thành viên THISO sẽ làm đầu mối cùng với các doanh
nghiệp trong nước đầu tư, quản lý và vận hành các hạ tầng xã hội (hệ thống
trung tâm thương mại, đại siêu thị Emart, trường học, bệnh viện, công viên,…)
phục vụ nhu cầu thiết thực cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
của địa phương.
THACO kỳ vọng hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong 7 năm. Ảnh minh họa
Doanh
nghiệp kiến nghị hạng mục giải phóng mặt bằng là một dự án độc lập do Nhà
nước thực hiện và không tính vào tổng vốn đầu tư của dự án. Đồng thời được hưởng các chính sách ưu
đãi theo Nghị quyết 172/2024/QH15 và Luật Đường sắt 2017. Cụ thể, Nhà nước tách
riêng công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Ưu tiên giao quỹ đất để phát triển
đô thị theo mô hình TOD (Transit-Oriented Development); Miễn thuế nhập khẩu máy
móc, thiết bị chưa sản xuất trong nước; Hưởng các cơ chế ưu đãi đặc thù, đặc biệt,
và các ưu đãi đầu tư ở mức cao nhất theo quy định pháp luật hiện hành.
Nhà đầu tư cũng đề xuất giá vé do Cơ quan nhà nước phê duyệt
trên cơ sở đảm bảo phương án tài chính và thời gian hoàn vốn cho dự án theo quy
định. Thời gian hoạt động của dự án được đề xuất là 70 năm, phù hợp với Luật Đầu
tư.
Trước đó, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao
tốc VinSpeed (công ty con của Vingroup) đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Dự án có vốn đầu tư khoảng 1.562
nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 61,35 tỷ USD), không bao gồm chi phí bồi thường,
hỗ trợ di dời, tái định cư để giải phóng mặt bằng.
Trong đó, VinSpeed chịu trách nhiệm thu xếp 20% tổng vốn đầu
tư của dự án, tương đương 312.330 tỷ đồng (khoảng 12,27 tỷ USD). 80% số còn lại
(không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ di dời, tái định cư để giải phóng mặt
bằng), VinSpeed đề xuất vay vốn Nhà nước không tính lãi suất trong vòng 35 năm
kể từ ngày giải ngân. VinSpeed mong muốn sẽ nỗ lực tối đa để có thể khởi công dự
án trước tháng 12/2025, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đưa toàn tuyến vào khai
thác vận hành trước tháng 12/2030.
Trái phiếu được phát hành nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của Thaco cụ thể là thanh toán các nghĩa vụ thuế, các nghĩa vụ theo thư tín dụng, thanh toán/tạm ứng các khoản tiền mua hàng hóa của Thaco...
Ngày 15/5, Văn phòng Chính phủ ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đề xuất đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam của Công ty CP Đầu tư và phát triển đường sắt cao tốc Vinspeed.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed vừa có văn bản chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, dự kiến hoàn thành vào năm 2030.
Trước sự cố “bịt ổ điện” tại nhiều cửa hàng The Coffee House gây tranh cãi, chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành cho rằng phản hồi của nhãn hàng có thể bị đánh giá là thiếu chân thành và không làm khách hàng thỏa mãn.
Theo VARS, mặc dù quá trình triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp đã có nhiều kết quả bứt phá trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, việc triển khai phân khúc nhà ở xã hội vẫn còn nhiều vấn đề “trăn trở”.
Cả 4 mã cổ phiếu nhà Vin là VIC, VHM, VPL và VRE nằm trong top giảm điểm khiến VN-Index bay hơn 11 điểm ngay những phút đầu mở phiên. Những mã này đều đã mất đi hơn 2%, tổng khối lượng giao dịch đạt hàng triệu đơn vị.
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) vừa chính thức công bố bổ nhiệm ông Trần Hoài An được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2025-2030, bà Đoàn Thị Thu Huyền đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc kể từ ngày 23/5/2025.
Sáng 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.