Xả thải trái phép, người đàn ông ở Bắc Ninh bị phạt 300 triệu đồng
Xả thải trái phép ra môi trường và chôn lấp gần 95 tấn chất thải công nghiệp tại Bắc Giang, ông Nghiêm Xuân Phát bị phạt 300 triệu đồng.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
90% rác nhựa trong lòng đất, đại dương và thậm chí ngấm cả trong cơ thể con người (theo Tổ chức Môi trường quốc tế) là lý do hình thành nên xu hướng tiêu dùng mới: Refillable Consumption (Refill - tái nạp) và Việt Nam đang bắt đầu với xu hướng tiêu dùng này.
Theo báo cáo của UNEP, mỗi năm thế giới sản xuất khoảng 430 triệu tấn nhựa và sau sử dụng, hàng tấn rác thải nhựa này bị chôn lấp trong lòng đất và đại dương gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Tại Việt Nam, ước tính phát sinh khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm nhưng chỉ khoảng 27% được tái chế, phần lớn còn lại bị chôn lấp hoặc đốt bỏ, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho môi trường và sức khỏe con người. Có thể kể lần đầu tiên, Nhật Bản ghi nhận vi nhựa được tìm thấy trong máu và não người.
Khủng hoảng nhựa còn bắt nguồn từ việc xử lý tái chế nhựa còn nhiều phức tạp nên phần lớn vẫn trở thành rác thải. Thói quen sử dụng đồ nhựa của người dân, nhất là nhựa giá rẻ từ Trung Quốc cũng là nguyên nhân biến nước ta thành “bãi rác toàn cầu”.
“Bây giờ mua một đôi dép nhựa 5.000-10.000 đồng nhưng sau khi sử dụng thì sẽ thành rác thải không phân hủy được. Số lượng tiêu dùng này càng tăng, rác thải nhựa càng nhiều, ô nhiễm càng nặng. Vì vậy, đến lúc chúng ta cần ngăn rác ngay từ nguồn. Bây giờ không còn là lời cảnh báo về mối đe dọa của rác thải nhựa mà cần hành động”, bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh - Phó Tổng Giám đốc L’Oréal Việt Nam chia sẻ.
Xuất hiện mới 2 năm, Ngày Tái nạp đầy thế giới 16/6 hằng năm (World Refill Day) được tổ chức trên toàn thế giới, đặc biệt tại các quốc gia đang có phong trào chống rác thải nhựa mạnh mẽ như Anh, Mỹ, Úc, Đức, Philippines, Indonesia… World Refill Day công nhận tái nạp đầy (Refill) là một giải pháp có tác động lớn trong việc giảm thiểu chất thải bao bì và phát thải khí nhà kính. Việc sử dụng sản phẩm tái nạp như một giải pháp bền vững cho một nền kinh tế tuần hoàn hơn.
Hưởng ứng ngày World Refill Day, cùng với các thương hiệu tại các quốc gia trên toàn càu, L’Oréal khởi xướng phong trào “Tái nạp đầy, cùng nhau” giúp nhiều người có cơ hội chọn lựa cách tiêu dùng xanh để góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường và truyền cảm hứng, động viên mọi người hành động.
Chia sẻ lợi ích từ xu hướng tiêu dùng “tái nạp”, bà Trinh cho biết: “Khi người tiêu dùng chọn “tái nạp” sẽ tiết kiệm 20% chi phí so với giá mua sản phẩm mới. Ví dụ, khi mua lõi serum Genifique 50ml của Lancôme, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 1,4 triệu đồng chi phí và nhà sản xuất cũng tiết kiệm được 53% lượng thủy tinh, 27% giấy bìa.
Khi khách hàng mua lõi tái nạp 60ml cho sản phẩm kem dưỡng da Lancôme Absolue Longevity, nhãn hàng sẽ tiết kiệm 39% chi phí nhựa và 35% giấy bao bì, giảm 100% lượng thủy tinh sử dụng. Nếu tái nạp 100ml nước hoa Libre (hãng YSL) cũng sẽ tiết kiệm 58% thủy tinh, 59% nhựa và 42% giấy bìa.
Từ giữa năm 2019 và 2024, số lượng sản phẩm tái nạp đầy của L’Oréal đã tăng 1621%. Hơn 11.000 thiết bị tái nạp đầy của nước hoa Mugler đang hoạt động trên toàn thế giới.
Các thương hiệu khác như Unilever cũng đang xây dựng Kiosk Refill cho dầu gội và nước rửa chén. Nestlé đang thử nghiệm tái nạp cho cà phê và đồ khô. Các siêu thị tại Thái Lan, Indonesia,Philippines đang đưa Refill vào không gian mua sắm đại trà.
Mục đích của các cửa hàng này nhằm trao quyền chủ động “tái nạp” cho người tiêu dùng, không cần vứt bỏ vỏ chai chỉ cần mang đến các trạm Refill để nạp lại sản phẩm. Mỗi chai cũ khi được dùng lại là một bước đẩy lùi rác thải mới.
“Để lan tỏa mô hình này, đến năm 2030 tất cả bao bì của nhãn L’Oréal sẽ chỉ còn tối đa 5% thành phần là nhựa tái sinh, phần còn lại sẽ đến từ nguồn nguyên liệu tái chế hoặc có thể tái nạp hoàn toàn. Hiện, L’Oréal đang sử dụng gần 80% bao bì từ nhựa tái chế, hoàn toàn không khai thác thêm nhựa nguyên sinh”, đại diện nhãn cam kết.
Tiêu dùng tái nạp là xu hướng tiêu dùng tất yếu của thời đại, nơi người mua không chỉ mua sản phẩm mà mua cả trách nhiệm với môi trường. Khi Refill Day trở thành thói quen tiêu dùng hằng ngày, đó không chỉ là một giải pháp xanh mà là một xu hướng tiêu dùng vừa có lợi cho chi tiêu, vừa góp phần bảo vệ môi trường sống xanh, đẹp và có trách nhiệm hơn mỗi ngày.