Chỉ số giá tiêu dùng - CPI quý II/2025 của Việt Nam tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do tiền điện, giá thực phẩm, nhà ở và y tế tăng cao. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2025 tăng 3,27% so với cùng kỳ năm 2024
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II năm 2025, sáng 5/7, tại Hà Nội, Cục trưởng Cục Thống kê, Bộ Tài chính, bà Nguyễn Thị Hương cho biết, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở, đặc biệt là cát, đá, gạch tăng cao bất thường, xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước; trong đó, khu vực thành thị tăng 0,5%; khu vực nông thôn tăng 0,45%.
So với tháng
12/2024, CPI tháng Sáu tăng 2,02%; tăng 3,57% so với cùng kỳ năm trước. CPI
bình quân quý II/2025 tăng 3,31% so với CPI quý II/2024. Bình quân 6 tháng đầu năm
2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 3,16%.
Cục Thống
kê, những nguyên nhân dẫn đến con số này là do:
Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,69%, tác động
làm CPI chung tăng 1,24 điểm phần trăm, trong đó chỉ số giá nhóm thịt lợn tăng
12,75% do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong các dịp
Lễ, Tết, tác động làm CPI chung tăng 0,43 điểm phần trăm; chỉ số giá thực phẩm
tăng 4,15%.
Chỉ
số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,73%, làm CPI
chung tăng 1,08 điểm phần trăm do giá nhà ở thuê và giá vật liệu bảo dưỡng nhà
ở tăng. Trong đó, chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 5,51% do nhu cầu sử dụng
điện tăng cùng với EVN điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân vào ngày
11/10/2024 và ngày 10/5/2025, tác động làm CPI chung tăng 0,18 điểm phần trăm.
Chỉ
số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 13,87%, làm CPI chung tăng 0,75 điểm
phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT
ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế.
Chỉ
số giá nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,6%, tác động làm CPI chung tăng
0,11 điểm phần trăm.
Chỉ
số giá hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,6%, làm CPI chung tăng 0,23 điểm phần
trăm do giá đồ dùng cá nhân tăng 4,71%; lệ phí công chứng, bảo hiểm và dịch vụ
khác tăng 17,26%.
Ở
chiều ngược lại, chỉ số giá nhóm giao thông giảm 3,63%, góp phần làm CPI chung
giảm 0,35 điểm phần trăm, trong đó giá xăng dầu giảm 12,56%. Nhóm bưu chính,
viễn thông giảm 0,45%, góp phần làm CPI chung giảm 0,01 điểm phần trăm, do giá
điện thoại thế hệ cũ giảm.
Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II năm 2025 sáng 5/7. Ảnh: NSO
So với cùng kỳ năm trước,CPI
tháng 6/2025 tăng 3,57%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng
giá và 2 nhóm giảm giá.
Các
nhóm hàng có chỉ số giá tháng 6/2025 tăng so với cùng kỳ năm trước như sau:
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 12,92%, làm CPI chung tăng 0,7
điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày
17/10/2024 của Bộ Y tế.
Nhóm nhà
ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 7,23%, tác động làm tăng CPI
chung 1,36 điểm phần trăm, trong đó giá nhà ở thuê tăng 7,87%; dịch vụ sửa chữa
nhà ở tăng 5,46% do nhu cầu thuê nhà và chi phí nhân công, vật tư sửa chữa
tăng; giá điện sinh hoạt tăng 8,48%; vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 6,52%; dịch
vụ nước sinh hoạt tăng 4,85%; dịch vụ về điện sinh hoạt tăng 2,84%; giá gas và
các loại chất đốt khác tăng 2,98%; nước sinh hoạt tăng 1,09%.
Nhóm hàng
ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,01% tác động làm CPI chung tăng 1,01 điểm phần
trăm, trong đó giá nhóm lương thực tăng 0,38%; thực phẩm tăng 3,16%; ăn uống
ngoài gia đình tăng 3,76%. Nhóm giáo dục tăng 3,06% tác động làm CPI chung tăng
0,19 điểm phần trăm.
Nhóm văn
hóa, giải trí và du lịch tăng 1,7% làm CPI chung tăng 0,08 điểm phần trăm, chủ
yếu do nhu cầu du lịch và chi phí vận chuyển, lưu trú và các dịch vụ giải trí
đồng loạt tăng trong mùa cao điểm. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 2,1%; nhóm
thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,68%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng
1,35%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,68%.
Ở
chiều ngược lại, nhóm giao thông tháng 6/2025 giảm 1,87% so với cùng kỳ năm
trước, tác động làm CPI chung giảm 0,18 điểm phần trăm, trong đó giá xăng, dầu
giảm 8,32%; xe ô tô mới giảm 0,57%. Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,24%, tác
động làm CPI chung giảm 0,01 điểm phần trăm do giá điện thoại di động thông
minh, máy tính bảng và phụ kiện giảm.
So
với tháng trước, CPI
tháng 6/2025 tăng 0,48% (khu vực thành thị tăng 0,5%; khu vực nông thôn tăng
0,45%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng
giá, riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm giá.
Nhóm giao
thông tháng 6/2025 tăng 1,66% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng
0,16 điểm phần trăm, trong đó chỉ số giá dầu diezen tăng 5,37%; xăng tăng 4,12%
do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước; giá vận tải đường
sắt tăng 5,15%.
Nhóm nhà
ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,42%, tác động làm tăng CPI
chung 0,27 điểm phần trăm, chủ yếu do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 2,93%
khi nguồn cung khan hiếm, chi phí sản xuất và nhu cầu xây dựng cao; giá thuê
nhà tăng 0,51% do giá bán bất động sản ở mức cao, chi phí bảo trì, vận hành
tăng; giá điện sinh hoạt tăng 5% do nhu cầu sử dụng điện tăng và EVN tăng giá
điện sinh hoạt từ ngày 10/5/2025; giá nước sinh hoạt tăng 0,22%; giá dầu hỏa
tăng 3,98% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.
Nhóm văn
hóa, giải trí và du lịch tăng 0,27%, trong đó giá tua du lịch trọn gói tăng
0,82% do nhu cầu du lịch tăng trong dịp hè; thiết bị dụng cụ thể thao tăng
0,3%; vé thuê chỗ chơi thể thao tăng 0,24%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,2%
do chi phí sản xuất và nhu cầu tiêu dùng tăng trong mùa nắng nóng.
Nhóm hàng
ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,06%, tác động làm CPI chung tăng 0,02 điểm phần
trăm, trong đó nhóm lương thực giảm 0,31%; thực phẩm tăng 0,02%; nhóm ăn uống
ngoài gia đình tăng 0,3% do nhu cầu tiêu dùng trong dịp hè và chi phí vận hành
tăng. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02% do chi phí nhập khẩu nguyên liệu
dược tăng khi tỷ giá tăng. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,13%; nhóm
may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,1%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,09%;
nhóm giáo dục tháng 6/2025 tăng nhẹ 0,01%.
Ở
chiều ngược lại, nhóm bưu chính, viễn thông tháng 6/2025 giảm 0,02% so với
tháng trước, trong đó phụ kiện máy điện thoại di động thông minh và máy tính
bảng giảm 1,31%; máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm
0,77%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng đầu năm 2025 tăng 3,21% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, một số nhóm mặt hàng thiết yếu ghi nhận mức tăng giá khá rõ nét.
Tháng 4/2025 ghi nhận giá vàng trong nước tăng mạnh nhất trong nhiều năm, trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhẹ và đồng USD biến động trái chiều giữa thị trường nội địa và quốc tế.
Khi căng thẳng thương mại với Trung Quốc tiếp tục leo thang, ngay lập tức chứng khoán Mỹ đã "rơi" mất 4%, chỉ số giá tiêu dùng CPI có tăng nhưng không được như mong đợi.
Tiền điện tháng 6/2025 tại nhiều hộ dân Hà Nội tăng mạnh khiến không ít người bất ngờ. EVN Hà Nội đã chính thức lý giải nguyên nhân, chỉ ra ba yếu tố chính dẫn tới tình trạng này.
90% rác nhựa trong lòng đất, đại dương và thậm chí ngấm cả trong cơ thể con người (theo Tổ chức Môi trường quốc tế) là lý do hình thành nên xu hướng tiêu dùng mới: Refillable Consumption (Refill - tái nạp) và Việt Nam đang bắt đầu với xu hướng tiêu dùng này.
Người trực tiếp đóng dấu kiểm dịch lên thân thịt heo bệnh tại cơ sở giết mổ của Công ty C.P. Việt Nam đã bị kỷ luật cảnh cáo, điều chuyển nhiệm vụ. Vụ việc từng gây xôn xao dư luận vì nghi ngờ thịt heo không bảo đảm vệ sinh được tuồn ra thị trường.
Nhiều sản phẩm chăm sóc da và kem đánh răng bị đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc sau khi bị phát hiện sai lệch công thức, không đúng hồ sơ công bố hoặc ghi nhãn không đúng quy định. Các doanh nghiệp phân phối buộc phải thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm.