Xoài Úc Cam Lâm rớt thảm còn 1.000 đồng/kg, nông dân 'khóc ròng' chờ giải cứu
Thứ ba, 13/05/2025 15:49 (GMT+7)
Xoài Úc Cam Lâm vào mùa thu hoạch rộ nhưng không thể xuất khẩu, giá bán tại vườn chỉ từ 1.000 - 4.000 đồng/kg. Nông dân Khánh Hòa rơi vào cảnh khốn đốn trong khi người tiêu dùng loay hoay phân biệt hàng nội với hàng không rõ nguồn gốc.
Những ngày đầu tháng 5, không khí thu hoạch xoài Úc tại huyện
Cam Lâm (Khánh Hòa) trở nên u ám. Tại các xã Cam Đức, Cam Hiệp Bắc, Cam Thành Bắc,
hàng loạt vườn xoài vào kỳ chín rộ, trái to đẹp, vàng óng nhưng thương lái thưa
thớt, người thu mua gần như biến mất. Nhiều quả không kịp hái đã rụng đầy gốc.
Theo UBND huyện Cam Lâm, năm nay xoài Úc vào mùa đúng thời điểm Trung Quốc và Campuchia cũng thu hoạch, dẫn đến cung vượt cầu. Trong khi đó, Trung Quốc - thị trường chủ lực của xoài Cam Lâm - lại siết nhập khẩu và ưu tiên hàng nội địa giá rẻ hơn.
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng mạnh từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến nhân công cũng khiến nông dân càng lỗ nặng khi giá bán xuống thấp chưa từng thấy. Hiện toàn huyện Cam Lâm còn khoảng 1.800 tấn xoài Úc chưa tiêu thụ được.
Chị Trần Thị Duyên, chủ vườn xoài 2,5ha tại xã Cam Thành Bắc bày tỏ bất lực:
“Gia đình tôi đầu tư hơn 120 triệu đồng vụ này, nhưng giá thương lái trả chỉ
còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, có loại chỉ 1.000 đồng mà vẫn không ai lấy. Họ sợ
không xuất được như mọi năm nên ép giá hoặc từ chối mua”.
Theo một số người trồng xoài tại huyện Cam Lâm, giá xoài Úc từng dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, thậm chí 50.000 đồng/kg. Ảnh MXH
Không riêng gì
nông dân, tiểu thương cũng lâm vào cảnh điêu đứng. Chị Phạm Thị Lành, tiểu thương chợ Cam Đức cho biết: “Tôi
có mối ở TP HCM và Bình Dương, nhưng năm nay không ai dám nhập hàng. Xoài Trung
Quốc vào cùng thời điểm, mẫu mã tương đương mà giá còn rẻ hơn, khiến xoài Việt
bị ép giá thậm tệ”.
Trên mạng xã hội, phong trào “giải cứu xoài Úc Cam Lâm” đang
lan rộng, giá bán lẻ chỉ từ 8.000 - 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, người bán vẫn gặp
khó khăn khi tiếp cận người tiêu dùng.
Anh Nguyễn Văn Thế, bán hoa quả online tại quận 3, TP HCM thông tin: “Tôi nhập hơn 200kg xoài Cam Lâm loại 1, bán 12.000 đồng/kg nhưng vẫn ế.
Dù tôi chụp ảnh cận từng quả, khách vẫn nghi ngờ ‘có phải xoài Trung Quốc
không?’. Hàng đẹp, giá rẻ mà bán chậm do tâm lý e ngại”.
Theo ghi nhận, xoài Úc đang được giao bán với giá từ 8.000 đồng/kg. Ảnh chụp màn hình
Tại Hà Nội, khảo sát cho thấy xoài Úc Cam Lâm chưa xuất hiện phổ biến tại
các cửa hàng trái cây. Một số tiểu thương lý giải do hàng đang trên đường vận
chuyển, số khác thì dè dặt nhập về vì lo “bị nhầm xoài Trung Quốc”. Trái xoài
to, giá thấp lại trở thành yếu tố khiến khách hàng nghi ngại.
Dù vậy, một bộ phận người tiêu dùng trẻ vẫn tích cực ủng hộ
nông sản nội địa. Chị Trần Minh Anh (nhân viên văn phòng, Hà Nội) chia sẻ, xoài Cam Lâm ăn rất ngon, vị ngọt thanh. Thậm chí, chị còn rủ đồng nghiệp
đặt chung cả chục ký để vừa ăn, vừa giúp bà con.
Một số cá nhân, cơ sở kinh doanh còn chủ động nhập xoài Úc
Cam Lâm để đưa vào thực đơn. Anh Nguyễn Hoàng Tú, chủ quán cà phê tại quận Đống Đa đã sáng tạo ra các món đồ uống và món tráng miệng từ xoài và được khách hàng hưởng ứng.
Trước tình trạng cấp bách, UBND huyện Cam Lâm đã kiến nghị
lên UBND tỉnh Khánh Hòa, đề xuất kết nối doanh nghiệp, siêu thị và các chuỗi cửa
hàng bán lẻ để hỗ trợ tiêu thụ.
Theo Chủ
tịch Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa, hội đã gửi công văn kêu gọi Hội Doanh nhân trẻ
và các địa phương cùng chung tay hỗ trợ: “Chúng tôi khuyến khích bà con kiên
trì giữ vững thương hiệu xoài Úc Cam Lâm - đặc sản nổi tiếng nhiều năm nay”.
Trong dài hạn, nhiều chuyên gia cho rằng nông dân cần chuyển
hướng sang chế biến sâu như xoài sấy, nước ép, mứt xoài... Đồng thời, liên kết
với sàn thương mại điện tử, xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, đạt các
chứng nhận VietGAP, GlobalGAP để tăng giá trị sản phẩm và chinh phục thị trường
cao cấp.
Thời gian gần đây, cherry nhập khẩu xuất hiện phổ biến tại các chợ truyền thống và mạng xã hội với mức giá chỉ từ 100.000 đến 150.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất từng được ghi nhận, khiến nhiều người tiêu dùng vừa tò mò, vừa nghi ngại về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
Vụ vải u hồng chín sớm năm nay vừa khởi động đã ghi nhận mức giá cao ngất ngưởng, lên tới 150.000 - 200.000 đồng/kg tại các cửa hàng trái cây cao cấp ở TP HCM và Hà Nội. Tuy nhiên, không phải có tiền là mua được.
Thời gian qua, nhót - một loại quả từng bị xem nhẹ ở nhiều vùng quê - đã trở thành một trong những món ăn hot trend với giá cả "chát" không kém gì các loại trái cây nhập khẩu.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam.
Hơn 67 tấn phân bón giả mạo nhãn hiệu vừa bị lực lượng chức năng tại Thanh Hóa giám sát tiêu hủy và khắc phục hậu quả. Doanh nghiệp sản xuất bị phạt gần 400 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.
Hàng cận date giá rẻ đang được nhiều người tiêu dùng săn đón trong bối cảnh bão giá. Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo, người mua có thể rước họa vào thân vì rủi ro sức khỏe tiềm ẩn từ sản phẩm sắp hết hạn.
Nhiều chủ vườn sầu riêng tại Tiền Giang đang lâm vào tình cảnh lao đao khi cùng lúc phải đối mặt với tình trạng sầu riêng bị nhiễm khuẩn kim loại nặng cadimi khiến năng suất sụt giảm, giá thu mua thấp kỷ lục.
Ngày 12/5/2025, tại thị trấn Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh), Đoàn kiểm tra liên ngành huyện đã phát hiện và thu giữ 116kg thịt lợn không rõ nguồn gốc, không có dấu kiểm dịch thú y, được bày bán ngay giữa khu vực đang có dịch tả lợn châu Phi bùng phát.
Giữa "bão" tranh cãi về món lòng se điếu, Lòng Chát Quán - thương hiệu gắn liền với TikToker Thế Lòng Se Điếu đã chính thức phản hồi dư luận. Quán cam kết không dùng hàng Trung Quốc, không tẩm hóa chất, đồng thời tạm ngừng bán mang về.