Loạt doanh nghiệp bị phạt gần 360 triệu vì vi phạm an toàn thực phẩm
Thứ sáu, 11/07/2025 10:25 (GMT+7)
Chỉ trong quý II/2025, Bộ Y tế đã xử phạt hàng loạt doanh nghiệp với tổng số tiền gần 360 triệu đồng vì vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Hơn 460 phiếu kiểm nghiệm bị thu hồi, nhiều sản phẩm bị buộc tiêu hủy, quảng cáo sai sự thật bị xóa bỏ.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa công khai danh sách các
doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm từ ngày 1/4 đến
1/7/2025, với mức xử phạt lên đến 359 triệu đồng. Ngoài ra, hơn 460 phiếu kiểm
nghiệm bị thu hồi, hàng loạt sản phẩm phải tiêu hủy, thông tin quảng cáo sai lệch
buộc phải cải chính.
Mức phạt nặng nhất thuộc về Công ty TNHH Liên Sen (TP HCM) với
số tiền 80 triệu đồng vì vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với 4 lô phụ
gia bột ngọt gồm Monosodium L-Glutamate Han’ei Suru và Monosodium L-Glutamate
Kjmoto. Công ty bị buộc phải thu hồi, tiêu hủy toàn bộ nhãn vi phạm và chỉ được
lưu thông sản phẩm sau khi hoàn tất việc sửa nhãn đúng quy định.
Công ty TNHH Liên Sen (TP HCM) bị xử phạt 80 triệu đồng vì vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với 4 lô phụ gia bột ngọt gồm Monosodium L-Glutamate Han’ei Suru và Monosodium L-Glutamate Kjmoto.
Cũng bị phạt nặng không kém là Công ty Cổ phần Dịch vụ Khoa
học Công nghệ Thế Kỷ Mới (TP HCM) với 75 triệu đồng do không tuân thủ quy
trình, thủ tục đánh giá sự phù hợp đã đăng ký. Đơn vị này bị yêu cầu thu hồi
122 phiếu kết quả thử nghiệm vi phạm, đồng thời nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi
bất hợp pháp.
Công ty Cổ phần Chứng nhận và Kiểm nghiệm FAO (Cần Thơ) bị xử
phạt 75 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng quyết định chỉ định cơ sở kiểm nghiệm
thực phẩm trong 9 tháng. Doanh nghiệp này đã thực hiện đánh giá sự phù hợp
ngoài phạm vi được cấp phép. Theo quyết định, đơn vị phải thu hồi 280 báo cáo
thử nghiệm đã cấp sai cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, và nộp lại gần 71
triệu đồng thu lợi trái phép. Nếu không chấp hành đúng thời hạn, doanh nghiệp sẽ
bị cưỡng chế và phải chịu lãi phạt 0,05% mỗi ngày chậm nộp tiền.
Một số doanh nghiệp khác vi phạm
ở các mức độ nhẹ hơn nhưng vẫn bị xử phạt nghiêm khắc, như: Công ty TNHH Minh Kiến (TP HCM) bị
phạt 4 triệu đồng vì ghi nhãn sai quy định với 2 lô phụ gia thực phẩm hương bơ
1127 và hương cà phê 1312. Công ty buộc phải thu hồi, tiêu hủy nhãn vi phạm và
nộp lại phần lợi nhuận từ sản phẩm đã tiêu thụ.
Công ty TNHH Vĩnh Nam Anh (TP HCM) bị phạt 25 triệu đồng vì quảng
cáo phụ gia thực phẩm Calcium Gluconate sai phép. Cục yêu cầu gỡ bỏ toàn bộ nội
dung vi phạm và cải chính thông tin trên các kênh truyền thông.
Công ty TNHH Vĩnh Nam Anh (TP HCM) bị phạt 25 triệu đồng vì quảng cáo phụ gia thực phẩm Calcium Gluconate sai phép.
Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển Cao Việt Hoàng (Hà Nội)
cũng bị phạt 25 triệu đồng vì quảng cáo sai quy định thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Cao Việt Hoàng. Công ty phải tháo gỡ quảng cáo sai và đăng cải chính đúng nội
dung đã đăng ký.
Những vi phạm lần này cho thấy một bộ phận doanh nghiệp vẫn
xem nhẹ các quy định pháp lý, đặc biệt là trong ngành thực phẩm - lĩnh vực liên quan trực tiếp
đến sức khỏe con người.
Không chỉ là trách nhiệm pháp lý, tuân thủ an toàn thực phẩm
là tiêu chí sống còn để xây dựng niềm tin với khách hàng. Trong bối cảnh người
tiêu dùng ngày càng tỉnh táo và thị trường cạnh tranh khốc liệt, chỉ cần một
sai sót nhỏ cũng có thể khiến doanh nghiệp trả giá bằng cả thương hiệu.
Người tiêu dùng được khuyến cáo nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm
từ những doanh nghiệp uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, và kiểm tra kỹ các thông
tin trên bao bì, nhãn mác. Khi phát hiện sai phạm, nên báo ngay cho cơ quan chức
năng để xử lý kịp thời.
Trước thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả tràn lan từ chợ truyền thống đến mạng xã hội, Bộ Y tế đề xuất tăng gấp đôi mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Không chỉ dừng ở tiền, các chế tài mạnh tay hơn cũng đang được xây dựng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
TP HCM xử phạt gần 94 triệu đồng Công ty CP Xuất nhập khẩu Dinh dưỡng Dược Loha, đồng thời buộc doanh nghiệp này thu hồi và tiêu hủy nhiều sản phẩm sữa do phát hiện các sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Phát hiện hơn 50 xe máy điện mang nhãn hiệu NIJA có dấu hiệu giả mạo, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã chuyển hồ sơ vụ việc sang Công an Hà Nội để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.
"Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin giả gây hại cho doanh nghiệp" là chủ đề của buổi tọa đàm do Báo Pháp luật TPHCM tổ chức sáng 10/7. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Chính phủ đang quyết liệt ngăn chặn hàng giả với việc Thủ tướng Phạm Minh Chính liên tiếp ban hành các Công điện số 65, 82 và Chỉ thị số 13 trong tháng 5 và 6/2025.
Sau khi địa giới hành chính được điều chỉnh, nhiều địa phương chưa đạt mục tiêu tăng trưởng bán lẻ như kỳ vọng. Bộ Công Thương lập tức ra văn bản yêu cầu các tỉnh, thành ổn định tổ chức và tăng tốc phát triển thị trường trong nước từ nay đến cuối năm.
Trước thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả tràn lan từ chợ truyền thống đến mạng xã hội, Bộ Y tế đề xuất tăng gấp đôi mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Không chỉ dừng ở tiền, các chế tài mạnh tay hơn cũng đang được xây dựng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng và logistics mách nước cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cách đối phó hiệu quả hơn với vấn nạn hàng giả luôn khiến dư luận xã hội bức xúc.
Một kho hàng nằm ngay tại TP Móng Cái (Quảng Ninh) vừa bị lực lượng chức năng phát hiện chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, kết nối hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ 1688.com. Vụ việc hé lộ một mắt xích buôn lậu xuyên biên giới tinh vi núp bóng thương mại điện tử.