Vụ vải u hồng chín sớm năm nay vừa khởi động đã ghi nhận mức giá cao ngất ngưởng, lên tới 150.000 - 200.000 đồng/kg tại các cửa hàng trái cây cao cấp ở TP HCM và Hà Nội. Tuy nhiên, không phải có tiền là mua được.
Ghi nhận của phóng viên tại một số cửa hàng trái cây tại Hà Nội, vải u hồng
loại cao cấp, đạt chuẩn
xuất khẩu, hiện được
bán với giá khoảng 145.000 đồng/kg nhưng lượng hàng rất hạn chế, khách hàng phải đặt trước mới có.
Nhiều cửa hàng còn chưa kịp trưng bán vì nguồn cung quá khan hiếm.
Vải u hồng đầu mùa khan hiếm, giá "đắt xắt ra miếng".
Dù đắt đỏ, sức mua vẫn rất mạnh. Chị Nguyễn Hương Giang (quận
Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Năm ngoái tôi không kịp mua vì hết hàng sớm. Năm
nay thấy có là mua liền, 3 kg gần 500.000 đồng vẫn là rẻ hơn so với mọi năm”.
Tương tự, anh Nguyễn Đăng Khoa (quận Cầu Giấy) cho biết vừa
đặt mua 2 kg vải u hồng online với giá gần 300.000 đồng chia sẻ: “Vải đầu vụ bao giờ cũng ngon nhất nên năm nay tôi đặt sớm, vải giòn, thơm, ngọt vừa, rất ngon”.
Theo anh Trần Minh Vũ - chủ một cửa hàng trái cây cao cấp
trên đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nguồn hàng đầu mùa rất khan
hiếm. “Vài ngày tôi mới gom được gần 100 kg vải u hồng từ Đắk Lắk, mua tại vườn
đã 60.000-80.000 đồng/kg rồi.
Tôi phải yêu cầu nhà vườn
hái đúng độ chín, cách ngày để giữ vị ngọt tự nhiên”, anh Vũ nói.
Trên các nền tảng mạng xã hội, vải u hồng Tây Nguyên cũng đang được rao bán với giá dao động từ 79.000 đến 149.000 đồng/kg. Ảnh chụp màn hình
Chị Phạm Thu Nga - chủ một vườn vải tại huyện Krông Pắc, Đắk
Lắk cho biết: “Năm nay vườn tôi được mùa lớn nhất từ trước đến nay, dự kiến thu
được hơn 5 tấn. Vải ra
trái đều, chất lượng tốt, giá cũng cao nên thương lái vào tận vườn đặt cọc mua
sớm từ 50.000 đồng/kg theo xô”.
Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Đắk Lắk, tỉnh
hiện có hơn 2.570 ha vải, sản lượng năm nay ước đạt trên 10.000 tấn. Tuy nhiên,
giai đoạn đầu vụ (cuối tháng 4 - đầu tháng 5) sản lượng ra trái còn thấp, nên
giá bán lẻ vẫn ở mức cao. Dự kiến từ giữa tháng 5, khi vào chính vụ, giá sẽ “hạ
nhiệt” dần.
Vải u hồng Tây Nguyên còn
gọi là vải lai, có trái
to cỡ quả trứng gà, vỏ màu hồng ửng, thịt giòn ngọt, xen chút chua nhẹ, hương
thơm đặc trưng. Điểm nổi bật là chín sớm hơn vải thiều Bắc Giang gần 2 tháng, lại
trồng gần các thành phố lớn, nên thời gian vận chuyển ngắn, giữ được độ tươi và
hương vị.
Nhờ vào lợi thế đó, vải u hồng đang ngày càng được thị trường
ưa chuộng, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Nhiều cửa hàng trái cây cho biết khách
hàng sẵn sàng chi tiền để mua “đúng vụ, đúng loại, đúng độ chín”.
Chỉ trong thời gian ngắn, giống mít ruột đỏ Indonesia đã nhanh chóng "gây sốt" tại các chợ dân sinh và sàn thương mại điện tử. Với hương vị đặc biệt, màu sắc bắt mắt, loại trái cây này đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, sẵn sàng chi tiền gấp đôi, gấp ba so với mít Thái.
Thời gian qua, nhót - một loại quả từng bị xem nhẹ ở nhiều vùng quê - đã trở thành một trong những món ăn hot trend với giá cả "chát" không kém gì các loại trái cây nhập khẩu.
Thời gian gần đây, cherry nhập khẩu xuất hiện phổ biến tại các chợ truyền thống và mạng xã hội với mức giá chỉ từ 100.000 đến 150.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất từng được ghi nhận, khiến nhiều người tiêu dùng vừa tò mò, vừa nghi ngại về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
Tháng 4/2025 ghi nhận giá vàng trong nước tăng mạnh nhất trong nhiều năm, trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhẹ và đồng USD biến động trái chiều giữa thị trường nội địa và quốc tế.
Lực lượng chức năng TP HCM đã phát hiện nhà thuốc Mỹ Anh 6 (Phường 3, quận Bình Thạnh), kinh doanh 6 hộp sữa giả nhãn hiệu Bold Milk - Cơ Xương Khớp Colostrum.
Lực lượng chức năng thành phố Hà Nội vừa phát hiện và thu giữ hơn 7 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tại một kho đông lạnh quy mô lớn thuộc địa bàn huyện Thanh Trì.
Ngày 6/5, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hải Dương vừa tiến hành tiêu hủy 424 sản phẩm sữa bột và sữa nước nhập lậu, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.
Mỗi dịp hè đến, nhu cầu làm đẹp và chăm sóc da của người tiêu dùng, đặc biệt là nữ giới, lại tăng mạnh. Tuy nhiên, song hành cùng nhu cầu là nguy cơ sử dụng phải mỹ phẩm kém chất lượng, gây dị ứng, tổn thương da, thậm chí để lại hậu quả lâu dài về sức khỏe.
Lòng se điếu đang gây tranh cãi trong những ngày vừa qua về nguồn gốc xuất xứ và độ khan hiếm. Loại lòng "cực phẩm" này có thể có giá lên tới gần 2 triệu đồng/kg.