Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái để bảo vệ doanh nghiệp chân chính
Chủ nhật, 13/07/2025 11:15 (GMT+7)
Người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý khi một mặt hàng có thương hiệu được bán với giá rất thấp, vì đây là một trong yếu tố hàng đầu để nghi ngờ hàng giả.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, làm suy giảm uy tín của các thương hiệu chân chính mà còn gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt ở các mặt hàng như thuốc, sữa, thực phẩm chức năng.
Năm 2024, hệ thống kiểm nghiệm của ngành y tế đã phát hiện 228 mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn và 23 mẫu nghi ngờ là thuốc giả. Cùng với đó, thông tin giả mạo về sản phẩm, nhãn hàng trên mạng xã hội đang tiếp tay cho hàng giả và gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh.
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin giả gây hại cho doanh nghiệp
Trước thực trạng trên, trong tháng 5 và 6 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp ban hành các Công điện số 65/CĐ-TTg, 82/CĐ-TTg và Chỉ thị 13/CT-TTg, mở đợt cao điểm đấu tranh quyết liệt với buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ.
Thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tiếp triệt phá nhiều đường dây sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, từ sữa bột, thuốc chữa bệnh đến dầu ăn, dầu gió… Tuy nhiên, thực trạng sản xuất và kinh doanh hàng giả vẫn nhức nhối, khiến người tiêu dùng không khỏi bất an. Không những vậy, hiện trạng này còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc kinh doanh, uy tín, hình ảnh của các doanh có sản phẩm bị làm giả.
Theo Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Viết Hồng, nhiều chủ sở hữu của các nhãn hiệu nổi tiếng đều đang bị các đối tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng cách sao chép hình ảnh, thông tin để đánh lừa người tiêu dùng.
Đại diện Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam thông tin, thời gian qua, hội đã nhận được nhiều yêu cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý từ các doanh nghiệp nhằm chống lại hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng. Số lượng vụ việc vi phạm có chiều hướng gia tăng, với tính chất ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.
Luật sư Phạm Công Hùng, Nguyên Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao, chỉ ra những bất cập trong thực tiễn thực thi pháp luật, chế tài hiện tại tuy có nhưng chưa đủ mạnh và việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng đôi khi còn chồng chéo, thiếu hiệu quả.
Ở góc độ quản lý, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Quang Huy cho hay, qua công tác kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện các đối tượng có những thủ đoạn sản xuất, kinh doanh hàng giả ngày càng tinh vi hơn. Ông Huy dẫn chứng, các đối tượng thường sử dụng "tiếng lóng" khi quảng cáo trên mạng xã hội, sau đó trao đổi qua tin nhắn trực tiếp và sử dụng các dịch vụ vận chuyển công nghệ để giao hàng. Toàn bộ quá trình khép kín này khiến lực lượng chức năng không có đủ thông tin để truy vết.
Bên cạnh đó, việc bán hàng trên mạng thường được phân tán: livestream một nơi, chốt đơn một nơi và nơi chứa trữ hàng hóa lại ở một nơi khác. Nhiều đối tượng còn cất giữ hàng hóa giả mạo ở những nơi hang cùng ngõ hẻm hay trong căn hộ cá nhân, gây khó khăn khi xin lệnh vào kiểm tra.
Tuy nhiên, ông khẳng định không phải thấy khó mà không làm. Các cơ quan chức năng đang đẩy mạnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tuyến phố, địa bàn trọng điểm, bởi vì khi phát hiện được các kho hàng, nơi chứa trữ hàng hóa thì mới giảm được một phần tình hình hàng giả, nhất là hàng giả trên mạng.
Cũng theo ông Huy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý khi một mặt hàng có thương hiệu được bán với giá rất thấp, vì đây là một trong yếu tố hàng đầu để nghi ngờ hàng giả. Ngoài ra, ông cũng khuyến cáo người tiêu dùng mạnh mẽ hơn trong công tác tố giác cũng như phản ánh khi mua phải hàng giả.
"Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin giả gây hại cho doanh nghiệp" là chủ đề của buổi tọa đàm do Báo Pháp luật TPHCM tổ chức sáng 10/7. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Chính phủ đang quyết liệt ngăn chặn hàng giả với việc Thủ tướng Phạm Minh Chính liên tiếp ban hành các Công điện số 65, 82 và Chỉ thị số 13 trong tháng 5 và 6/2025.
Trước thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả tràn lan từ chợ truyền thống đến mạng xã hội, Bộ Y tế đề xuất tăng gấp đôi mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Không chỉ dừng ở tiền, các chế tài mạnh tay hơn cũng đang được xây dựng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng và logistics mách nước cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cách đối phó hiệu quả hơn với vấn nạn hàng giả luôn khiến dư luận xã hội bức xúc.
Một xe tải chở 190 con lợn không giấy tờ, xét nghiệm dương tính với dịch tả châu Phi vừa bị phát hiện trên đường Hòa Lạc - Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ. Nguy cơ dịch bệnh bùng phát đang hiện hữu.
Cục An toàn thực phẩm vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực giấy công bố sản phẩm của hai loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe từng được quảng cáo rầm rộ - KA EKIDS và Đào Hồng Đơn Venus, do hai doanh nghiệp dược phẩm đứng tên công bố.
Một lô thuốc viên nén Plotex (Levosulpiride 25mg) chuyên điều trị điều trị chứng trầm cảm và rối loạn tâm thần do Hàn Quốc sản xuất, đang lưu hành trên thị trường Việt Nam, vừa bị Sở Y tế Hà Nội yêu cầu thu hồi khẩn cấp vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính.
Chỉ trong quý II/2025, Bộ Y tế đã xử phạt hàng loạt doanh nghiệp với tổng số tiền gần 360 triệu đồng vì vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Hơn 460 phiếu kiểm nghiệm bị thu hồi, nhiều sản phẩm bị buộc tiêu hủy, quảng cáo sai sự thật bị xóa bỏ.
Phát hiện hơn 50 xe máy điện mang nhãn hiệu NIJA có dấu hiệu giả mạo, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã chuyển hồ sơ vụ việc sang Công an Hà Nội để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.