Thu hồi giấy công bố sản phẩm KA EKIDS và Đào Hồng Đơn Venus
Thứ sáu, 11/07/2025 11:41 (GMT+7)
Cục An toàn thực phẩm vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực giấy công bố sản phẩm của hai loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe từng được quảng cáo rầm rộ - KA EKIDS và Đào Hồng Đơn Venus, do hai doanh nghiệp dược phẩm đứng tên công bố.
Thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe tiếp tục
"nóng" khi Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố hai quyết định
quan trọng trong cùng một ngày, yêu cầu dừng lưu hành và thu hồi hồ sơ công bố sản phẩm của hai loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) được nhiều người tiêu dùng biết đến.
Cụ thể, ngày 8/7/2025, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành hai
quyết định hành chính liên quan đến Công ty TNHH Dược phẩm Nam Sơn (Hà Nội) và Công
ty TNHH Dược phẩm Organic Khải Anh (Bắc Giang), yêu cầu thu hồi hiệu lực Giấy
tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với hai sản phẩm đang lưu hành trên
thị trường.
Sản phẩm siro ăn ngon KA Ekids vừa bị thu hồi hiệu lực bản công bố sản phẩm.
Theo Quyết định số 320/QĐ-ATTP, sản phẩm KA EKIDS, một loại
siro giúp trẻ "ăn ngon, tăng cân tự nhiên", bị thu hồi giấy tiếp nhận
công bố sản phẩm số 6861/2022/ĐKSP - vốn được cấp từ ngày 30/11/2022.
Sản phẩm này do Công ty TNHH Dược phẩm Organic Khải Anh, địa
chỉ tại Phố Sàn, xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, đứng tên công bố.
Đây là doanh nghiệp từng quảng bá KA EKIDS như một “người bạn đồng hành” trong
hành trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu chấm dứt sản xuất,
kinh doanh và thực hiện thu hồi sản phẩm theo đúng quy định hiện hành. Dù cơ
quan chức năng không công bố cụ thể lý do thu hồi, nhưng việc mất hiệu lực giấy
công bố đồng nghĩa với việc sản phẩm không còn đủ điều kiện pháp lý để tiếp tục
lưu hành.
Cùng ngày, tại Quyết định số 319/QĐ-ATTP, Cục An toàn thực
phẩm tiếp tục thu hồi hiệu lực Giấy công bố sản phẩm số 5341/2018/ĐKSP đối với thực
phẩm bảo vệ sức khỏe Đào Hồng Đơn Venus, do Công ty TNHH Dược phẩm Nam Sơn (địa
chỉ: Số 35 Cự Lộc, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) công bố từ năm
2018.
Cục An toàn thực phẩm tiếp tục thu hồi hiệu lực Giấy công bố sản phẩm số 5341/2018/ĐKSP đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đào Hồng Đơn Venus, do Công ty TNHH Dược phẩm Nam Sơn công bố từ năm 2018.
Đào Hồng Đơn Venus từng được quảng cáo là sản phẩm
hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ, giúp giảm các triệu chứng mãn kinh, tiền mãn
kinh như bốc hỏa, mất ngủ, giảm ham muốn, da sạm, ngực nhão... và hỗ trợ làm đẹp
da, săn chắc vòng một.
Trên nhiều nền tảng mạng xã hội và các website bán hàng, sản
phẩm này được tiếp thị như một “bí quyết giữ gìn thanh xuân cho phụ nữ hiện đại”.
Nhưng với quyết định mới nhất từ Bộ Y tế, mọi hoạt động sản xuất, phân phối sản
phẩm này cũng phải dừng lại hoàn toàn.
Cả hai doanh nghiệp nói trên có trách nhiệm thông báo, thu hồi
toàn bộ sản phẩm đang lưu hành ngoài thị trường, đồng thời dừng toàn bộ các hoạt
động liên quan đến sản phẩm đã bị rút giấy công bố.
Cục An toàn thực phẩm nhấn mạnh, việc thu hồi hiệu lực công
bố là biện pháp quản lý cần thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và chấn
chỉnh hoạt động kinh doanh TPBVSK, vốn đang bị biến tướng vì tình trạng quảng
cáo quá đà, thiếu kiểm chứng.
Bộ Y tế khuyến cáo, TPBVSK không phải là thuốc và không có
tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Việc sử dụng sai sản phẩm, hoặc dùng sản phẩm
không còn đủ pháp lý, có thể tiềm ẩn rủi ro về sức khỏe, đặc biệt với trẻ nhỏ
và người có bệnh lý nền.
Bộ Y tế vừa lên tiếng cảnh báo người dân không mua sản phẩm Cao Việt Hoàng sau khi phát hiện nhiều website quảng cáo sai sự thật, gây hiểu nhầm đây là thuốc chữa bệnh. Cục An toàn thực phẩm khẳng định sản phẩm này chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không có tác dụng điều trị.
Hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị rút giấy công bố, trong đó có sản phẩm của tập đoàn dược phẩm toàn cầu Bayer. Nguyên nhân được cho là chiến lược thương mại, song người tiêu dùng được khuyến cáo cần thận trọng khi mua sản phẩm.
Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra trên môi trường thương mại điện tử, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là các sản phẩm sữa, thuốc tân dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Một lô thuốc viên nén Plotex (Levosulpiride 25mg) chuyên điều trị điều trị chứng trầm cảm và rối loạn tâm thần do Hàn Quốc sản xuất, đang lưu hành trên thị trường Việt Nam, vừa bị Sở Y tế Hà Nội yêu cầu thu hồi khẩn cấp vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính.
Chỉ trong quý II/2025, Bộ Y tế đã xử phạt hàng loạt doanh nghiệp với tổng số tiền gần 360 triệu đồng vì vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Hơn 460 phiếu kiểm nghiệm bị thu hồi, nhiều sản phẩm bị buộc tiêu hủy, quảng cáo sai sự thật bị xóa bỏ.
Phát hiện hơn 50 xe máy điện mang nhãn hiệu NIJA có dấu hiệu giả mạo, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã chuyển hồ sơ vụ việc sang Công an Hà Nội để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.
"Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin giả gây hại cho doanh nghiệp" là chủ đề của buổi tọa đàm do Báo Pháp luật TPHCM tổ chức sáng 10/7. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Chính phủ đang quyết liệt ngăn chặn hàng giả với việc Thủ tướng Phạm Minh Chính liên tiếp ban hành các Công điện số 65, 82 và Chỉ thị số 13 trong tháng 5 và 6/2025.
Sau khi địa giới hành chính được điều chỉnh, nhiều địa phương chưa đạt mục tiêu tăng trưởng bán lẻ như kỳ vọng. Bộ Công Thương lập tức ra văn bản yêu cầu các tỉnh, thành ổn định tổ chức và tăng tốc phát triển thị trường trong nước từ nay đến cuối năm.
Trước thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả tràn lan từ chợ truyền thống đến mạng xã hội, Bộ Y tế đề xuất tăng gấp đôi mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Không chỉ dừng ở tiền, các chế tài mạnh tay hơn cũng đang được xây dựng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.