Hà Nội: Thu hồi khẩn cấp lô viên nén Plotex không đạt chất lượng
Thứ sáu, 11/07/2025 11:32 (GMT+7)
Một lô thuốc viên nén Plotex (Levosulpiride 25mg) chuyên điều trị điều trị chứng trầm cảm và rối loạn tâm thần do Hàn Quốc sản xuất, đang lưu hành trên thị trường Việt Nam, vừa bị Sở Y tế Hà Nội yêu cầu thu hồi khẩn cấp vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính.
Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội khiến không ít người tiêu dùng
giật mình. Một
lô thuốc điều trị tâm thần, trầm cảm đang được lưu hành tại nhiều cơ sở y tế,
nhà thuốc trên địa bàn thành phố, bị phát hiện không đạt chất lượng và buộc phải
thu hồi ngay lập tức.
Cụ thể, Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản thông báo đến toàn bộ
các cơ sở kinh doanh, phân phối dược phẩm và cơ quan y tế liên quan về việc thu hồi lô thuốc viên nén Plotex (Levosulpiride 25mg) do không đạt tiêu chuẩn chất
lượng về chỉ tiêu định tính -
một chỉ số quan trọng để xác định chính xác hoạt chất có trong thuốc.
Thu hồi lô thuốc viên nén Plotex (Levosulpiride 25mg) chuyên điều trị chứng loạn thần và trầm cảm do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính.
Lô thuốc bị thu hồi mang số đăng ký lưu hành: VN-17774-14, số
lô: 2301, ngày sản xuất: 09/6/2023, hạn dùng: 08/6/2026. Sản phẩm do Công ty
Union Korea Pharm. Co., Ltd. (Hàn Quốc) sản xuất, được Công ty Cổ phần Dược Đại
Nam nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam.
Đây là loại thuốc được kê đơn để điều trị các bệnh liên quan
đến rối loạn tâm thần, trầm cảm, rối loạn lo âu, với hoạt chất chính là Levosulpiride
- một dẫn xuất của nhóm
benzamide, có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương.
Theo nhận định từ các chuyên gia, việc một loại thuốc thuộc
nhóm điều trị tâm thần bị lỗi chỉ tiêu định tính là nghiêm trọng, vì có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và an toàn của người sử dụng.
Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Công ty Cổ phần Dược Đại Nam phối
hợp với Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Hồng Phước - đơn vị phân phối, tiến hành thu
hồi toàn bộ lô thuốc nói trên, đồng thời báo cáo chi tiết kết quả thực hiện
theo đúng quy định tại Công văn số 1871/QLD-CL của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.
Các nhà thuốc bán lẻ, bán buôn, cơ sở khám chữa bệnh trên
toàn thành phố được yêu cầu rà soát kỹ kho hàng, ngừng bán ngay nếu còn giữ lô
thuốc thuộc diện bị thu hồi, và chủ động phối hợp trả lại thuốc theo quy trình
thu hồi của nhà nhập khẩu.
Để đảm bảo việc thu hồi thực chất, tránh bỏ sót, UBND các
xã, phường, thị trấn cũng được chỉ đạo phối hợp thông báo, đồng thời kiểm tra,
giám sát việc thực hiện của các cơ sở hành nghề dược thuộc địa bàn mình quản
lý.
Sở Y tế khuyến cáo người dân không nên tiếp tục sử dụng thuốc
Plotex 25mg thuộc lô 2301, và chủ động kiểm tra bao bì, hạn sử dụng. Nếu phát
hiện thuốc có dấu hiệu thuộc lô vi phạm, cần mang đến cơ sở y tế gần nhất hoặc
báo cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời.
Trong trường hợp đã sử dụng thuốc và có các biểu hiện bất
thường về tâm thần, thần kinh hoặc sức khỏe nói chung, người dân cần liên hệ
ngay với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và theo dõi.
Levosulpiride là một thuốc hướng thần kinh, được chỉ định để
điều trị trầm cảm, tâm thần phân liệt, và đôi khi trong điều trị các rối loạn
tiêu hóa có yếu tố thần kinh.
Do có tác động trực tiếp lên não bộ, thuốc cần được bảo quản
nghiêm ngặt, sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc
kém chất lượng hoặc sai liều, sai mục đích có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường,
như rối loạn vận động, trầm cảm nặng hơn, hoặc suy giảm chức năng thần kinh
trung ương.
Nhiều sản phẩm chăm sóc da và kem đánh răng bị đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc sau khi bị phát hiện sai lệch công thức, không đúng hồ sơ công bố hoặc ghi nhãn không đúng quy định. Các doanh nghiệp phân phối buộc phải thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm.
Một loại kem massage có xuất xứ từ Hàn Quốc vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc vì công thức không đúng với hồ sơ đã công bố và nhãn ghi công dụng không phù hợp.
Ba sản phẩm mỹ phẩm của Shynh Beauty bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc do vi phạm ghi nhãn và công thức. Doanh nghiệp này từng dính hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực mỹ phẩm, thẩm mỹ.
Chỉ trong quý II/2025, Bộ Y tế đã xử phạt hàng loạt doanh nghiệp với tổng số tiền gần 360 triệu đồng vì vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Hơn 460 phiếu kiểm nghiệm bị thu hồi, nhiều sản phẩm bị buộc tiêu hủy, quảng cáo sai sự thật bị xóa bỏ.
Phát hiện hơn 50 xe máy điện mang nhãn hiệu NIJA có dấu hiệu giả mạo, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã chuyển hồ sơ vụ việc sang Công an Hà Nội để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.
"Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái và thông tin giả gây hại cho doanh nghiệp" là chủ đề của buổi tọa đàm do Báo Pháp luật TPHCM tổ chức sáng 10/7. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Chính phủ đang quyết liệt ngăn chặn hàng giả với việc Thủ tướng Phạm Minh Chính liên tiếp ban hành các Công điện số 65, 82 và Chỉ thị số 13 trong tháng 5 và 6/2025.
Sau khi địa giới hành chính được điều chỉnh, nhiều địa phương chưa đạt mục tiêu tăng trưởng bán lẻ như kỳ vọng. Bộ Công Thương lập tức ra văn bản yêu cầu các tỉnh, thành ổn định tổ chức và tăng tốc phát triển thị trường trong nước từ nay đến cuối năm.
Trước thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả tràn lan từ chợ truyền thống đến mạng xã hội, Bộ Y tế đề xuất tăng gấp đôi mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Không chỉ dừng ở tiền, các chế tài mạnh tay hơn cũng đang được xây dựng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng và logistics mách nước cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cách đối phó hiệu quả hơn với vấn nạn hàng giả luôn khiến dư luận xã hội bức xúc.