Thị trường BĐS phía Đông dịch chuyển về Văn Giang - Hưng Yên
Thứ bảy, 18/01/2025 11:40 (GMT+7)
Nhờ lợi thế về vị trí, hạ tầng giao thông, khu Đông tạo ra hấp lực, thu hút nhiều chủ đầu tư lớn và được dự báo sẽ dẫn dắt thị trường bất động sản Hà Nội trong dài hạn. Giai đoạn 2025-2026, Văn Giang - Hưng Yên sẽ cung cấp khoảng một phần ba lượng căn hộ cho Hà Nội và vùng lân cận.
Theo
Trung tâm Nghiên cứu thị trường & Am hiểu khách hàng One Mount, tổng lượng
giao dịch chung cư sơ cấp Hà Nội & Văn Giang (Hưng Yên) trong năm 2024 ghi
nhận khoảng 33.800 căn, gấp hơn 3 lần so với năm 2023. Trong đó, khu Đông có số lượng giao dịch là 12.800 giao dịch,
chiếm 38% toàn thị trường Hà Nội.
Xét riêng về nguồn cung của thị trường
khu Đông, trong năm 2024 huyện Gia Lâm có 11.000 căn, chiếm 85% tại khu vực
phát triển bậc nhất Hà Nội này. Tuy nhiên, lượng sản phẩm sẽ giảm mạnh trong
năm 2025 và dự kiến không còn nguồn cung trong năm 2026.
Tại Long Biên, nguồn cung trong năm 2024
vẫn còn hạn chế với hơn 600 căn, dự kiến tăng lên 2.800 căn trong năm 2025 do
một số chủ đầu tư đã hoàn thiện xong pháp lý và đang khởi công xây dựng. Tuy
nhiên, con số này dự kiến sẽ giảm gần một nửa vào năm 2026.
Nổi bật, trong năm 2024 nguồn cung tại
Văn Giang (Hưng Yên) là 2.200 căn, dự kiến trong năm 2025 sẽ tăng gấp 3 lần và
cán mốc hơn 11.000 căn vào năm 2026 - tương đương năm có nguồn cung cao nhất
của huyện Gia Lâm là 2024, phần lớn tập trung tại các khu đô thị vệ tinh tích
hợp nhiều tiện ích đã hình thành như: Vinhomes Ocean Park 2, Vinhomes Ocean
Park 3, Ecopark,...
Theo nhận định của ông Trần Minh Tiến - Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount, Văn Giang trở thành tâm điểm
thị trường chung cư Hà Nội & Hưng Yên trong giai đoạn 2025 - 2026 được thúc
đẩy bởi 2 yếu tố:
Thứ
nhất là chính sách giãn dân khu trung tâm. Khi quỹ đất khu vực nội thành đang
dần cạn kiệt, thành phố đã và đang có những chính sách hạn chế dân số tại khu
vực lõi trung tâm và chuyển hướng dân sinh đến các khu vực ngoại thành như Long
Biên, Gia Lâm và các khu vực vệ tinh như Văn Giang (Hưng Yên). Theo quy hoạch
phát triển của thủ đô và Văn Giang (Hưng Yên), tính đến năm 2030, khu vực phía
Đông dự kiến có 1,05 triệu dân, tăng 39% so với năm 2022. Những yếu tố về dân
số này sẽ tạo ra nhu cầu lớn về nhà ở và tiện ích sống tại khu Đông trong thời
gian tới.
Thứ hai
là tầm nhìn quy hoạch các quận phía Đông của Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Trong
thời gian tới, việc hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm như vành đai
3.5, vành đai 4, cầu Mễ Sở, cầu Hồng Hà... sẽ tạo ra một cú hích lớn cho sự
phát triển của Văn Giang. Thời gian di chuyển rút ngắn, kết nối giao thông
thuận tiện sẽ thu hút một lượng lớn dân cư, doanh nghiệp đến đầu tư và sinh
sống.
Với tầm nhìn quy hoạch vùng Thủ đô và sự đầu tư bài bản
của các đơn vị phát triển bất động sản, ông Trần Minh Tiến cho rằng, sự xuất
hiện của các chủ đầu tư lớn như Masterise Homes, Vinhomes, CapitaLand,...và lợi
thế về quỹ đất, sự quy hoạch bài bản của hạ tầng giao thông,... giúp cho Văn
Giang (Hưng Yên) nhiều dư địa phát triển trong những năm tới.
Thực tế cho thấy, đến hiện tại, tỷ lệ lấp đầy tại Ocean
Park 1 ở mức cao với gần 60.000 cư dân chuyển về sinh sống sau 5 năm hoạt động,
việc di chuyển từ các quận ngoại thành tới khu vực trung tâm cũ không còn rào
cản, chưa kể giá BĐS ở các khu đô thị mới này sẽ vừa đa dạng và vừa túi tiền
hơn cho khách hàng, nhà đầu tư lựa chọn. Và kịch bản này sẽ tiếp tục xảy ra tại
khu vực Ocean Park 2,3 trong vài năm tới khi các phân khu thấp tầng và cao tầng
hoàn thiện, từ đó tạo dòng dịch chuyển thu hút lượng lớn dân cư đổ về.
Một trong những yếu tố chính thúc đẩy giá bất động sản tăng vọt là do hành vi đầu cơ. Trong bối cảnh các kênh đầu tư khác còn nhiều biến động, tâm lý tích trữ tài sản và kỳ vọng giá bất động sản tiếp tục tăng khiến nhiều người mua nhà đất không nhằm mục đích sử dụng thực tế.
Theo chuyên gia đánh giá, niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng của thị trường Việt Nam vẫn tích cực và họ tiếp tục rót vốn vào các dự án đầu tư đã được phê duyệt, cấp phép tại đây.
Chuyên gia Batdongsan.com.vn dự báo, khoảng đầu quý 2/2025 sẽ là khoảng thời gian thị trường bước sang giai đoạn củng cố. Nhà đầu tư dần yên tâm hơn với triển vọng phát triển của ngành địa ốc. Phân khúc chung cư lúc này sẽ nhường lại vị trí tâm điểm cho các phân khúc có tỷ suất sinh lời cao hơn.
Nhiều đối tượng giả danh chủ đầu tư, môi giới bất động sản, lừa đảo người dân muốn mua nhà ở xã hội. Luật sư khuyến cáo người dân cần lưu giữ chứng cứ và tố giác kịp thời để đòi lại quyền lợi hợp pháp.
Thông tin về việc cải tạo các khu tập thể cũ tại Hà Nội đang làm xáo trộn thị trường bất động sản. Giá nhiều căn hộ hàng chục năm tuổi, xuống cấp trầm trọng bị đẩy lên hơn 100 triệu đồng/m2.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo nguồn cung bất động sản (BĐS) nhà ở năm 2025 dự kiến sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm 2024
UBND TP Hà Nội giao hơn 6.000m2 đất tại xã Thượng Mỗ cho UBND huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở khu X28.
Công ty TNHH Phát triển THT (Công ty THT), chủ đầu tư dự án Khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây (Starlake Tây Hồ Tây) - Giai đoạn 1 vừa bị xử phạt, truy thu thuế hơn 4,5 tỷ đồng.
Nhà ở xã hội được xem là phân khúc cứu cánh cho giấc mơ an cư của người dân có thu nhập trung bình khá. Do đó, trong thời gian qua, loại hình này liên tục thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ an cư với nhà ở xã hội vẫn cần phải vượt qua nhiều thách thức.
Mua nhà cũ, sửa sang rồi bán đang trở thành một xu hướng đầu tư hái ra tiền tại nhiều đô thị lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có lãi vì nghề này đòi hỏi con mắt tính toán, kinh nghiệm và may mắn.