Hà Nội sắp có nhà ở xã hội trên tuyến đường đẹp nhất quận Long Biên
Khu đất chuẩn bị xây dựng nhà ở xã hội tại nằm trên mặt tiền đường Hồng Tiến kéo dài, là một trong những con đường đẹp nhất quận Long Biên, Hà Nội.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Nhiều đối tượng giả danh chủ đầu tư, môi giới bất động sản, lừa đảo người dân muốn mua nhà ở xã hội. Luật sư khuyến cáo người dân cần lưu giữ chứng cứ và tố giác kịp thời để đòi lại quyền lợi hợp pháp.
Gần đây, ngành chức năng thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận nhiều thông tin về việc xuất hiện các đối tượng giả danh chủ đầu tư, môi giới bất động sản tung ra nhiều chiêu thức về việc mua nhà ở xã hội bằng các hứa hẹn như: “Suất ngoại giao”, “bao trọn gói”, “suất nội bộ”, “chạy suất”,… nhằm đánh vào tâm lý của người dân khi muốn nhanh chóng tiếp cận và sở hữu được nhà ở xã hội.
Đơn cử, Công an TP Đà Nẵng vừa khởi tố, bắt tạm giam Phạm Ngọc Diệu Huyền (55 tuổi, trú tại quận Cẩm Lệ) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo công an, từ tháng 1/2022 đến 1/2024, Huyền đã lợi dụng nhu cầu thuê nhà ở xã hội, giả mạo quen biết cán bộ, tự nhận có thể lo thủ tục thuê căn hộ tại dự án chung cư An Trung 2 (quận Sơn Trà, Đà Nẵng). Với phí 40 triệu đồng mỗi hồ sơ, Huyền đã lừa 14 vụ, chiếm đoạt hơn 500 triệu đồng.
Trước đó, tại Hà Nội, tháng 8/2024, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã xét xử sơ thẩm, tuyên án 14 năm tù đối với Ngô Xuân Hùng (sinh năm 1996, huyện Ba Vì) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Từ tháng 1/2021 - tháng 7/2023, Hùng đã lừa đảo 12 nạn nhân mua bán nhà ở xã hội tại các dự án NHS Trung Văn, NHS Phương Canh, EcoHome3 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng.
Tình trạng này cũng xảy ra tại dự án nhà ở xã hội N01 Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Mặc dù, ngày 17/1/2025, Sở Xây dựng Hà Nội mới chính thức cung cấp thông tin về dự án này. Nhưng, từ cuối năm 2024, ngay sau khi diễn ra Lễ khởi công, nhiều website, trang mạng xã hội trên nhiều nền tảng như Facebook, Zalo, Tiktok… tự nhận là của chủ đầu tư, nhà phân phối, đại lý hoặc sàn giao dịch của chủ đầu tư đã đăng tải thông tin về việc phát hành và tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà tại dự án này với giá chênh lệch.
Dự án nhà ở xã hội này sẽ có giá bán khoảng 25 triệu đồng/m2. Mức giá thuê là 150.000 đồng/m2/tháng và giá thuê mua là 390.000 đồng/m2/tháng. Dự kiến vào quý IV/2025, Sở sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà tại dự án.
Trước tình trạng trên, ngày 9/4, UBND quận Sơn Trà đã phát hành văn bản cảnh báo các thông tin giả mạo rao bán căn hộ nhà ở xã hội của Dự án chung cư An Trung 2. Văn bản được ban hành sau khi liên doanh DMC-579 (gồm Công ty CP Đức Mạnh và Công ty CP Đầu tư & Xây dựng 579) gửi thông báo đến chính quyền và Sở Xây dựng Đà Nẵng.
Chủ đầu tư khẳng định chưa từng mở bán căn hộ nào tại khối A, B, cũng như không ủy quyền hay hợp tác với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để nhận cọc hoặc rao bán căn hộ.
Người dân được khuyến cáo thận trọng, kiểm tra kỹ thông tin pháp lý và chỉ theo dõi thông báo chính thức trên website của công ty hoặc Cổng thông tin Sở Xây dựng. Khi dự án đủ điều kiện mở bán, thông tin và hướng dẫn đăng ký sẽ được công bố công khai.
Tương tự, chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội N01 Hạ Đình là Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC cũng nhiều lần cảnh báo, việc một số trang thông tin Bất động sản và các hội nhóm giao dịch bất động sản thường xuyên đăng tải các thông tin về việc giao cọc, mua bán, có suất căn hộ ngoại giao, mở bán dự án đều là những thông tin sai lệch nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người dân.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Hoàng Văn Hà, Giám đốc công ty luật ARC Hà Nội cho biết: "Nếu có dấu hiệu bị lừa chiếm đoạt tài sản, người dân nên gửi đơn tố giác đến cơ quan công an nơi xảy ra vụ việc. Còn nếu đã rõ danh tính đối tượng, có thể khởi kiện tại Tòa án để đòi lại tiền và yêu cầu bồi thường. Cần lưu giữ đầy đủ chứng cứ như tin nhắn, giấy chuyển tiền, ghi âm, tài liệu giao dịch... để làm căn cứ pháp lý".
Về chế tài xử phạt đối với hành vi lừa đảo trong giao dịch nhà ở xã hội, luật sư Hà cho biết: Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), hành vi giả danh môi giới hoặc chủ đầu tư nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, với các mức hình phạt như sau:
Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: đối với hành vi chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm: nếu chiếm đoạt từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng.
Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm: nếu chiếm đoạt từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: nếu chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên.
Ngoài hình phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến hành vi phạm tội.