Sóng đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS Việt Nam tăng mạnh
Thứ tư, 18/12/2024 14:50 (GMT+7)
Theo chuyên gia đánh giá, niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài về triển vọng của thị trường Việt Nam vẫn tích cực và họ tiếp tục rót vốn vào các dự án đầu tư đã được phê duyệt, cấp phép tại đây.
Dòng vốn đổ vào bất động sản tăng mạnh
Theo đánh giá của Savills, dòng vốn đầu tư vào bất động sản giảm trên toàn cầu, nhưng ngành này lại là điểm sáng hút vốn ngoại của Việt Nam năm nay. 11 tháng đầu, bất động sản đứng thứ hai về hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gần 5,63 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 18% tổng vốn đầu tư đăng ký. Vào cùng kỳ năm ngoái, tỷ trọng thu hút vốn của thị trường địa ốc chỉ ở mức 5,2% tổng cơ cấu FDI.
Trên thị trường mua bán và sáp nhập (M&A), bất động sản cũng là ngành chiếm tỷ trọng lớn. Theo số liệu 9 tháng đầu năm của hãng cung cấp dịch vụ kiểm toán, tư vấn thuế KPMG Việt Nam, giá trị giao dịch M&A tăng gần 46% so với cùng kỳ, trái ngược với mức giảm 11,3% của khu vực Đông Nam Á. Trong đó, bất động sản chiếm hơn một nửa (53%) và có 2 trong 5 giao dịch lớn nhất.
Cụ thể, dẫn đầu là thương vụ 982 triệu USD, do nhóm công ty trụ sở tại Việt Nam mua lại 55% cổ phần của Công ty Phát triển đầu tư và Thương mại SDI. Kế tiếp là thương vụ Sycamore Limited, công ty con của CapitaLand Group (Singapore) mua dự án nhà ở của Becamex IDC.
Theo báo cáo Avison Young, dòng vốn FDI mạnh mẽ cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bất động sản Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Các lý do được chỉ ra là với dân số và đô thị hóa mạnh, nhà đầu tư nhìn thấy cầu vượt cung ở hầu hết các phân khúc chủ đạo như công nghiệp và hậu cần, nhà ở, văn phòng và bán lẻ.
Năm 2024, động lực mang tính điểm nhấn của năm là hạ tầng và khung pháp lý cải thiện. Những thay đổi, điều chỉnh trong khung pháp lý giúp chuyên nghiệp hóa hoạt động môi giới và giao dịch, đặt nền móng để thị trường phát triển lành mạnh, bền vững.
Dự báo năm 2025, M&A bất động sản có động lực tăng trưởng tốt hơn khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp dần ổn định, cùng với việc thi hành Luật Đất đai mới. Nhà đầu tư an tâm hơn do luật này làm rõ phương pháp định giá đất, quy định mới về sử dụng đất, nâng cao tính minh bạch cho thị trường. Ngoài ra, nhu cầu trong nước dự kiến củng cố.
Một xu thế khác cũng được ghi nhận và ngày càng quan trọng đối với các dự án mới, đó là xu hướng xanh hóa, với các tiêu chí ESG. Hầu hết tòa nhà văn phòng mới ra mắt tại thị trường TP Hồ Chí Minh và Hà Nội trong vài năm trở lại đây đều theo đuổi chứng chỉ xanh. Các nhà phát triển bất động sản công nghiệp như BW Industrial, Fraser Property, KCN Việt Nam, Sembcorp, cũng theo đuổi chiến lược phát triển hạ tầng công nghiệp xanh.
Theo Avison Young, về dài hạn, Việt Nam với các lợi thế về chi phí cạnh tranh và môi trường đầu tư ngày một cải thiện, có thể trở thành cứ điểm sản xuất tiếp theo trên toàn cầu nếu nắm bắt kịp thời cơ.
“Điểm nóng” thu hút làn sóng đầu tư
Số vốn FDI mới thu hút chủ yếu tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ổn định, có nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư… như Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP.HCM, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Giang.
Kết thúc tháng 11, với thu hút FDI đạt hơn 2,29 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, chiếm vị trí “á quân” cả nước trong thu hút nguồn vốn FDI, Quảng Ninh hiện nằm trong những điểm “hút FDI” mạnh mẽ nhất cả nước. Trong số đó có 29 dự án cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đạt 1.651,09 triệu USD và 20 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn đạt 217,41 triệu USD.
Đặc biệt, ngày 1/11/2024, Quảng Ninh có thêm thành phố thứ 5 khi Đông Triều chính thức lên thành phố theo Nghị quyết số 1199/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2023-2025. Do đó, cú hích mạnh mẽ từ sự kiện này không chỉ là cột mốc lịch sử mà còn là "đòn bẩy vàng", đưa khu vực này trở thành "thỏi nam châm" hút dòng vốn và cơ hội đầu tư.
Theo lời khuyên từ các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm, xu hướng chọn bất động sản hiện nay phải đáp ứng nhiều tiêu chí như: Đất ở lâu dài, vùng giá còn thấp, có thổ cư, đất thuộc các địa phương chuẩn bị lên thị xã, thành phố,... Đặc biệt, các nhà đầu tư nên mua và nắm giữ trong một thời gian đủ dài, trở thành tài sản tích lũy lớn. Đây là tiền đề chống lạm phát, đồng thời khi tích lũy được nhiều tài sản, thị trường vào chu kỳ tăng giá “phi mã”, mỗi tài sản sẽ giống như một “doanh nghiệp” riêng và ra sức kiếm tiền.
Thời gian qua, việc lãi suất ngân hàng được điều chỉnh giảm, các chủ đầu tư đưa ra nhiều chính sách có lợi cho người mua nhà đã gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường tăng. Điều này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư đang dần trở lại.
Ngành bất động sản khu công nghiệp được ví như “huyết mạch” của nền kinh tế Việt Nam, bởi nó đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI – động lực chính của tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua. Thị trường bất động sản công nghiệp cũng đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, cũng phải đối mặt với không ít thách thức.
Nhiều đối tượng giả danh chủ đầu tư, môi giới bất động sản, lừa đảo người dân muốn mua nhà ở xã hội. Luật sư khuyến cáo người dân cần lưu giữ chứng cứ và tố giác kịp thời để đòi lại quyền lợi hợp pháp.
Thông tin về việc cải tạo các khu tập thể cũ tại Hà Nội đang làm xáo trộn thị trường bất động sản. Giá nhiều căn hộ hàng chục năm tuổi, xuống cấp trầm trọng bị đẩy lên hơn 100 triệu đồng/m2.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo nguồn cung bất động sản (BĐS) nhà ở năm 2025 dự kiến sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm 2024
UBND TP Hà Nội giao hơn 6.000m2 đất tại xã Thượng Mỗ cho UBND huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở khu X28.
Công ty TNHH Phát triển THT (Công ty THT), chủ đầu tư dự án Khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây (Starlake Tây Hồ Tây) - Giai đoạn 1 vừa bị xử phạt, truy thu thuế hơn 4,5 tỷ đồng.
Nhà ở xã hội được xem là phân khúc cứu cánh cho giấc mơ an cư của người dân có thu nhập trung bình khá. Do đó, trong thời gian qua, loại hình này liên tục thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ an cư với nhà ở xã hội vẫn cần phải vượt qua nhiều thách thức.
Mua nhà cũ, sửa sang rồi bán đang trở thành một xu hướng đầu tư hái ra tiền tại nhiều đô thị lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có lãi vì nghề này đòi hỏi con mắt tính toán, kinh nghiệm và may mắn.