Xuất khống 1.400 tấn chân gà đông lạnh, trốn thuế hơn 7 tỷ đồng
Thứ tư, 02/07/2025 16:48 (GMT+7)
Một doanh nghiệp xuất khẩu ở Hưng Yên bị khởi tố vì hành vi xuất khống hàng hóa với số lượng lớn, dấu hiệu buôn lậu và trốn thuế nhập khẩu lên tới hơn 7 tỷ đồng. Thủ đoạn của các đối tượng được đánh giá là tinh vi và có tổ chức.
Xuất khẩu “rỗng” hàng trăm tấn chân gà
Câu chuyện bắt đầu từ những con số bất thường trong hồ sơ xuất
khẩu của Công ty TNHH XNK VN, có địa chỉ tại tỉnh Thái Bình (nay là tỉnh Hưng Yên). Những tờ khai hải quan đẹp
đẽ và chi tiết ấy đã không qua được mắt các cán bộ điều tra dày dạn của Chi cục
Điều tra chống buôn lậu - Cục Hải quan.
Lực lượng chức năng phát hiện 13 container hàng hóa của Công ty TNHH XNK VN chứa 377 tấn chân gà đông lạnh. Ảnh: CAND
Ngày 11/3, một cuộc kiểm tra bất ngờ được thực hiện tại cảng
Nam Đình Vũ - Hải Phòng. Tại đây, 13 container hàng hóa của Công ty TNHH XNK
VN, tương ứng với 7 tờ khai hải quan, đã được “mổ xẻ” kỹ lưỡng. Theo khai báo,
đây là 377 tấn chân gà đông lạnh đã rút xương và làm sạch, trị giá hơn 28 tỷ đồng, một con số không nhỏ.
Thế nhưng, khi kiểm tra thực tế, chỉ có 49 tấn là đúng như
khai báo. Phần lớn hàng hóa bên trong là chân gà chưa rút xương, khác hoàn
toàn với khai báo và thậm chí có hàng chục tấn container rỗng phía sau, chỉ chất
hàng ở đoạn đầu container để… đánh lừa thị giác.
Chân gà đông lạnh trong container bị phát hiện. Ảnh: CAND
328 tấn hàng hóa “bốc hơi” không chỉ là con số sai lệch, mà
còn kéo theo nghi vấn về 1.400 tấn nguyên liệu chân gà đông lạnh, số lượng cần
thiết để sản xuất ra số hàng khai báo giả mạo kia. Trị giá của lượng nguyên liệu
“trên giấy tờ” này vào khoảng 36 tỷ đồng.
Với chiêu bài “sản xuất xuất khẩu”, Công ty TNHH XNK VN được
hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu (chân gà đông lạnh chưa
rút xương). Nhưng để được miễn thuế, doanh nghiệp bắt buộc phải chứng minh sản
phẩm đã xuất ra nước ngoài và báo cáo quyết toán minh bạch.
Trốn thuế kiểu “đi đêm”
Trong vụ việc này, doanh nghiệp đã lợi dụng loại hình ưu đãi
để khai báo gian dối khối lượng, chủng loại hàng hóa xuất khẩu, sau đó bán
nguyên liệu hoặc hàng bán thành phẩm vào nội địa mà không khai báo hải quan, nhằm
trốn thuế nhập khẩu, gây thất thoát ngân sách nhà nước trên 7 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, thủ đoạn đối phó của công ty này còn
tinh vi đến mức: Chỉ đóng hàng hóa ở phần đầu container, phần sau để trống, chờ
sát giờ tàu chạy mới đóng hàng để qua mặt kiểm tra. Các container được phân luồng
xanh, tức không kiểm tra thực tế, càng tạo điều kiện cho việc tuồn hàng lậu
ra thị trường.
Trong suốt quá trình điều tra, các đối tượng liên tục gây
khó dễ, chây ỳ không hợp tác, không cung cấp tài liệu, thậm chí còn thay đổi
giám đốc, người đại diện pháp luật ngay sau khi bị phát hiện nhằm làm gián đoạn
quá trình điều tra.
Tuy nhiên, với sự phối hợp của Phòng An ninh kinh tế - Công
an TP Hải Phòng, Hải quan Thái Bình và Đội Kiểm soát Hải quan khu vực III, toàn
bộ chứng cứ đã được củng cố.
Đến nay, Chi cục Điều tra chống buôn lậu - Cục Hải quan đã
chính thức khởi tố vụ án "Buôn lậu" theo Điều 188 Bộ luật Hình sự, với
sự thống nhất của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Hồ sơ vụ án đã được chuyển
sang Cơ quan Cảnh sát điều tra để tiếp tục xử lý theo thẩm quyền.
Đằng sau những container hàng lạnh kia là một đường dây lừa
đảo có tổ chức, sử dụng thủ đoạn tinh vi để trục lợi từ chính sách ưu đãi thuế,
gây thiệt hại cho ngân sách và ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh lành mạnh.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng tại Cao Bằng và Quảng Ninh đã đồng loạt ra quân, phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa vi phạm, bao gồm gần 123.000 kg nguyên liệu thuốc lá nhập lậu và hơn 47 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Hơn 25 tấn mực, sách bò và chân gà đã bốc mùi hôi thối, đổi màu, được phát hiện trong một kho lạnh ở TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Toàn bộ số hàng vừa bị lực lượng chức năng tiêu hủy, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ thực phẩm trôi nổi.
Gần 1 tấn chân gà, thịt trâu và má lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa bị lực lượng QLTT Hà Nội thu giữ tại một hộ kinh doanh ở huyện Ba Vì.
Từ vải thiều Bắc Giang đến na Võ Nhai, chè Tân Cương (Thái Nguyên), mận hậu... livestream bán hàng đang trở thành “vũ khí mới” giúp nông sản Việt tăng tốc trên thị trường số, giữ giá tốt, giảm phụ thuộc thương lái.
Sáng 2/7, Công ty C.P. Việt Nam phát thông cáo chính thức về nội dung kết quả giải quyết của Công an tỉnh Sóc Trăng liên quan đến vụ tố cáo bán thịt heo bệnh ra thị trường.
Một khách sạn tại thành phố biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) vừa bị xử phạt 20 triệu đồng sau khi bị phát hiện vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Động thái này cho thấy quyết tâm làm sạch môi trường du lịch của chính quyền địa phương giữa mùa cao điểm.
Một loại kem massage có xuất xứ từ Hàn Quốc vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc vì công thức không đúng với hồ sơ đã công bố và nhãn ghi công dụng không phù hợp.