Quảng Ninh tiêu hủy gần 2.000 búp bê ‘Baby three’ chứa chất gây hại
Thứ hai, 02/06/2025 09:58 (GMT+7)
Gần 2.000 búp bê Baby Three vừa bị Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành tiêu hủy do chứa hàm lượng formaldehyt vượt ngưỡng an toàn, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em.
Đây là kết quả từ cuộc kiểm tra đột xuất của lực lượng Cảnh sát giao
thông Quảng Ninh trong quá trình tuần tra trên tuyến Quốc lộ 18, đoạn qua xã
Yên Than (huyện Tiên Yên) vào ngày 16/3. Tại thời điểm kiểm tra, xe ô tô do tài
xế Hoàng Văn Lương (sinh năm 1991, trú tại Chi Lăng, Lạng Sơn) điều khiển đang
vận chuyển 27 thùng hàng, tổng cộng 1.914 món đồ chơi trẻ em có tên Baby Three,
với các ký hiệu nước ngoài in trên bao bì.
Lái xe không xuất trình được bất kỳ hóa đơn, chứng từ hợp lệ nào để chứng
minh nguồn gốc, xuất xứ lô hàng – ước tính trị giá lên đến 106,92 triệu đồng.
Điều tra mở rộng sau đó xác định chủ lô hàng là ông Hoàng Thành Công (sinh năm
1990, trú tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình).
Gần 2.000 búp bê Baby Three vừa bị Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành tiêu hủy do chứa hàm lượng formaldehyt vượt ngưỡng an toàn. Ảnh Công an tỉnh Quảng Ninh
Sau khi tiến hành giám định, cơ quan chức năng phát hiện các sản phẩm
Baby Three trong lô hàng có chứa hàm lượng formaldehyt vượt mức quy định theo
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Formaldehyt là chất có thể gây kích ứng da, tổn
thương đường hô hấp và lâu dài có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng nếu
tiếp xúc thường xuyên, đặc biệt nguy hiểm với trẻ em – nhóm đối tượng sử dụng
chính của loại đồ chơi này.
Với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc và vi phạm an toàn
hóa chất, ông Hoàng Thành Công đã bị xử phạt hành chính 45 triệu đồng, đồng thời
bị buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng vi phạm theo quy định pháp luật.
Được sáng tạo bởi một công ty Trung Quốc, dòng đồ chơi Baby Three – thường
được gọi thân mật là “Bé ba” – từng trở thành hiện tượng trong giới trẻ Việt
Nam từ giữa năm 2024. Với đặc điểm nhận diện là khuôn mặt tròn, biểu cảm sinh động,
thiết kế theo chủ đề đa dạng như lễ hội, mùa hay sự kiện đặc biệt, Baby Three
nhanh chóng chiếm lĩnh các kệ hàng trực tuyến.
Đặc biệt, mô hình đồ chơi "blind box" (hộp bất ngờ – người mua
không biết được mẫu bên trong) khiến sản phẩm càng thu hút, tạo hiệu ứng sưu tập
mạnh mẽ. Từ ngày 15/10 đến 15/11/2024, doanh số Baby Three trên các sàn thương
mại điện tử đã đạt gần 8,8 tỷ đồng, với khoảng 37.800 sản phẩm được bán ra –
chưa kể đến số lượng giao dịch không chính thức tại các điểm bán hàng rong, vỉa
hè.
Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2025, trào lưu này bắt đầu hạ nhiệt sau nhiều
lùm xùm về chất lượng sản phẩm, đỉnh điểm là vụ một mẫu búp bê bị người tiêu dùng phản
ánh có in hình giống “đường lưỡi bò” phi pháp gây tranh cãi hồi tháng 3 vừa qua.
Hơn 20.000 viên thực phẩm chức năng bị làm giả, cốm dinh dưỡng không đạt chất lượng, hàng loạt nguyên liệu pha chế không rõ nguồn gốc… đã bị lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương tiêu hủy trong chiến dịch kiểm tra cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Hai cơ sở sản xuất giá đỗ tại TP Lào Cai bị phát hiện dùng hóa chất cấm 6-Benzylaminopurine để làm giá trắng, mập, không rễ. Gần 350 tấn giá đỗ độc hại đã âm thầm tuồn ra thị trường trong suốt một năm qua.
Hai sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki Shampoo và Hanayuki Sunscreen Body do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ – chồng ca sĩ Đoàn Di Băng – phân phối vừa bị Sở Y tế Đồng Nai yêu cầu thu hồi và tiêu hủy do không đạt chất lượng, công thức không đúng hồ sơ công bố.
Nhiều sản phẩm chăm sóc da và kem đánh răng bị đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc sau khi bị phát hiện sai lệch công thức, không đúng hồ sơ công bố hoặc ghi nhãn không đúng quy định. Các doanh nghiệp phân phối buộc phải thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm.
6 tháng đầu năm 2025, Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VICOPRO) đã tiếp nhận và xử lý hàng trăm đơn thư khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, gian lận thương mại...được quảng cáo sai sự thật...
Một doanh nghiệp xuất khẩu ở Hưng Yên bị khởi tố vì hành vi xuất khống hàng hóa với số lượng lớn, dấu hiệu buôn lậu và trốn thuế nhập khẩu lên tới hơn 7 tỷ đồng. Thủ đoạn của các đối tượng được đánh giá là tinh vi và có tổ chức.
Từ vải thiều Bắc Giang đến na Võ Nhai, chè Tân Cương (Thái Nguyên), mận hậu... livestream bán hàng đang trở thành “vũ khí mới” giúp nông sản Việt tăng tốc trên thị trường số, giữ giá tốt, giảm phụ thuộc thương lái.
Sáng 2/7, Công ty C.P. Việt Nam phát thông cáo chính thức về nội dung kết quả giải quyết của Công an tỉnh Sóc Trăng liên quan đến vụ tố cáo bán thịt heo bệnh ra thị trường.
Một khách sạn tại thành phố biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) vừa bị xử phạt 20 triệu đồng sau khi bị phát hiện vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Động thái này cho thấy quyết tâm làm sạch môi trường du lịch của chính quyền địa phương giữa mùa cao điểm.