Dù đã đi làm được vài năm, thậm chí có mức lương không thấp nhưng không ít gen Z vẫn “thiếu trước hụt sau”.
Phan Tấn Việt (TP HCM) 25 tuổi, đặt
mục tiêu sẽ có nhà ở thành phố năm 30 tuổi. Nhưng đến nay đã hơn 2 năm, anh vẫn
chưa có một khoản tích lũy nào đáng kể. “Mỗi tháng nhận lương, em để dành trước
một khoản, còn lại bao nhiêu sẽ chi tiêu. Nhưng cứ thấy vé máy bay giá rẻ là
book, giày sale thì mua, cũng hay đi du lịch, nhà hàng… Thành ra tiền để dành hầu
như đều dùng để trả thẻ tín dụng”, Việt kể.
Còn Lê
Thị Ngọc Vy (Hà Nội), dù đã đi làm hơn 4 năm với mức thu nhập gần 20 triệu đồng
mỗi tháng, nhưng vẫn chưa có được “của để dành” nào. Vy kể: Cô thường xuyên
“săn sale”, “đu” concert và những chuyến du lịch “chữa lành” khiến Vy khá bị động
khi cần đến một khoản tiền nào đó.
Theo khảo sát của Navigos công bố năm 2025, mức
lương trung bình của người lao động “có kinh nghiệm, chưa là quản lý” dao động
từ 12,7-38,1 triệu đồng mỗi tháng, tùy ngành nghề và khu vực. Với một số nhóm
ngành đặc thù, con số này có thể cao hơn. Dù vậy, nhiều bạn trẻ vẫn gặp tình trạng
“thiếu trước hụt sau” vì những thói quen chi tiêu thiếu kiểm soát và chưa biết
cách quản lý thu nhập.
Theo các chuyên gia tài chính, với gen Z, vấn
đề phần lớn không nằm ở mức thu nhập, mà ở cách họ chi tiêu. Để không rơi vào cảnh
“chưa đến kỳ lương đã tiêu hết tiền”, người trẻ có thể áp dụng quy tắc tài
chính 40/40/20, trong đó 40% thu nhập hằng tháng được dành cho các nhu cầu thiết
yếu, 40% dành cho mục đích tích lũy và đầu tư, 20% còn lại dùng để chi trả cho
sở thích cá nhân và các chi tiêu khác.
Triệu
phú Grant Cardone, người gợi ý công thức 40/40/20 cho rằng: “Nếu bạn dành 40% tổng
thu nhập của mình và sử dụng số tiền đó để đầu tư, không phải để trang trải cuộc
sống, tôi đảm bảo bạn sẽ tạo ra sự giàu có cho chính mình”. Cardone cũng cho biết:
“Tại Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn, gen Z có thể cân đối các khoản chi
tiêu cố định như tiền thuê nhà, ăn uống, đi lại…không quá 40% tổng thu nhập.
Còn với khoản thu nhập 40% được dành cho tích lũy và đầu tư theo công thức gợi
ý, các bạn trẻ có thể trích 15% để gửi tiết kiệm ngân hàng, 15% tham gia các
gói bảo hiểm sức khỏe và nhân thọ, và 10% còn lại dùng để đầu tư bất động sản
hoặc tham gia quỹ mở, chứng khoán.
Bạn
Nguyễn Thanh Nhàn chia sẻ: “Để kiểm soát chi tiêu, vào ngày nhận lương, việc đầu
tiên tôi làm không phải là thanh toán hóa đơn điện nước, cũng không phải là đi
siêu thị mà trích ngay 15% lương cho vào tài khoản tiết kiệm, trích 10% đóng
phí bảo hiểm của một công ty đang tham gia và 10% cho vào Quỹ đầu tư năng động
MDI. Sau đó mới tính toán phần chi tiêu còn lại. Theo tôi, tiết kiệm và bảo hiểm
nên là chi phí bắt buộc chứ không phải là phần còn lại sau chi tiêu”.
Khi thực phẩm “bẩn” lọt sâu vào bếp ăn tập thể, dầu chăn nuôi đội lốt dầu ăn, Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm tội phạm sản xuất, kinh doanh hàng giả. Sầu riêng ế ẩm do tỷ lệ hàng đạt chuẩn thấp, vải thiều được mùa lại lo lỗ vì sức mua yếu,… là những tin tức tiêu dùng nổi bật trong tuần qua
Nắng nóng gay gắt khiến các mặt hàng giải nhiệt như kem trở thành "best-seller" trên chợ mạng. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo ngọt ngào như “kem sạch nhà làm”, “ăn là mê”, “trở về tuổi thơ” là không ít rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm mà người tiêu dùng khó lường hết được.
Trong những ngày nắng đỉnh điểm, điều hòa trở thành “vị cứu tinh” của nhiều gia đình. Thế nhưng, không ít người tiêu dùng đang vô tình khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt chỉ vì những thói quen sử dụng tưởng chừng vô hại.
Sáng 2/7, Công ty C.P. Việt Nam phát thông cáo chính thức về nội dung kết quả giải quyết của Công an tỉnh Sóc Trăng liên quan đến vụ tố cáo bán thịt heo bệnh ra thị trường.
Một khách sạn tại thành phố biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) vừa bị xử phạt 20 triệu đồng sau khi bị phát hiện vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Động thái này cho thấy quyết tâm làm sạch môi trường du lịch của chính quyền địa phương giữa mùa cao điểm.
Một loại kem massage có xuất xứ từ Hàn Quốc vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc vì công thức không đúng với hồ sơ đã công bố và nhãn ghi công dụng không phù hợp.
Một đường dây sản xuất dầu gió Con Ó giả với quy mô công nghiệp, số lượng gần 70.000 chai, tương đương hơn 6 tỉ đồng giá trị hàng thật, vừa bị Công an TP HCM triệt phá. Vụ án hé lộ thủ đoạn làm hàng giả ngày càng tinh vi và có tổ chức, khiến nhiều người giật mình trước mức độ len lỏi của hàng nhái vào thị trường.