Hà Nội phát hiện đường dây tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh vào chợ, quán ăn
Thứ tư, 09/07/2025 09:06 (GMT+7)
Thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi được giết mổ trong đêm, tuồn ra chợ Phùng Khoang, len lỏi vào các quán cơm văn phòng giữa thủ đô.
Từ những phản ánh của người dân và sự
vào cuộc quyết liệt của lực lượng trinh sát Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an TP
Hà Nội, một đường dây chuyên thu mua, giết mổ và tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh quy mô lớn đã bị bóc trần.
Hoạt động này diễn ra nhiều tháng qua,
len lỏi từ các vùng quê đến các khu chợ sầm uất giữa thủ đô như Phùng Khoang,
Minh Khai, phía Nam, thậm chí tuồn vào cả quán ăn, cơm bình dân - nơi người
tiêu dùng vẫn nghĩ rằng mình đang được ăn bữa cơm “sạch”.
Bóc trần đường dây thịt bệnh tuồn ra chợ
Từ giữa năm 2023, các đối tượng bắt
đầu mua gom lợn ốm yếu, lợn chết từ nhiều huyện ngoại thành Hà Nội và các tỉnh
lân cận như Ba Vì, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Thọ, sau đó đem về giết mổ thủ công
ngay tại nhà riêng. Mỗi ngày, chúng mổ trung bình hơn 50 con lợn, hoàn toàn
không qua kiểm dịch, không thuộc hệ thống giết mổ hợp pháp.
Lợi dụng khoảng thời gian từ 0h30 đến
3h sáng, các đối tượng tổ chức giết mổ lén lút, quy trình khép kín, có người
cảnh giới. Thịt lợn bệnh sau khi mổ được ngụy trang khéo léo, lẫn lộn với thịt
tươi, vận chuyển bằng xe tải vào chợ Phùng Khoang qua các lối nhỏ, đường làng
để tránh bị phát hiện.
Tại chợ Phùng Khoang, thịt được sơ
chế, chia nhỏ thành từng phần (ba chỉ, vai, đùi...) rồi bán sỉ cho các quầy
thịt trong chợ hoặc cung cấp trực tiếp cho các quán cơm, nhà hàng, tiệm ăn bình
dân trên địa bàn Hà Nội. Mỗi kg thịt được nhập về với giá 20.000 - 40.000 đồng,
sau đó được bán ra thị trường với giá gấp đôi, lên tới 70.000 đồng/kg, mang lại
khoảng 70-80 triệu đồng lợi nhuận mỗi tháng cho đường dây.
Lợn ốm yếu được thu gom chờ giết mổ tại cơ sở do Lê Văn Tươi và Nguyễn Thị Thư điều hành. Nguồn: Công an TP Hà Nội
Rạng sáng 30/6 và 1/7/2025, các
mũi trinh sát đồng loạt kiểm tra lò mổ của Lê Văn Tươi và Nguyễn Thị Thư tại xã
Khánh Hà (huyện Thường Tín) và nhiều kiot tại chợ Phùng Khoang.
Kết quả, tại lò mổ của Tươi - Thư, phát
hiện 45 con lợn sống có biểu hiện nhiễm bệnh, 1.050kg thịt lợn nguyên con, 450kg
nội tạng, tổng số hàng vi phạm lên tới 4.300kg, trị giá hơn 318 triệu đồng.
Tại chợ Phùng Khoang, phát hiện tổng
cộng 977kg thịt lợn không rõ nguồn gốc, trị giá gần 98 triệu đồng của các chủ
kiot Dư Đình Hợi, Nguyễn Viết Chiếm, Trương Mạnh Kiên, Nguyễn Đình Thao.
Toàn bộ số thịt đều không có giấy kiểm
dịch, không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Điều đáng lo ngại là nhiều phần
thịt đã được chế biến sẵn, được chuẩn bị để tiêu thụ trong ngày.
Hàng tấn thịt lợn đã giết mổ tại cơ sở không phép do Lê Văn Tươi và Nguyễn Thị Thư điều hành. Nguồn: Công an TP Hà Nội
Sau khi lấy mẫu thịt và nội tạng tại
hiện trường, kết quả xét nghiệm từ cơ quan chuyên môn cho thấy toàn bộ số thịt
đều dương tính với virus Dịch tả lợn châu Phi (ASF) - loại virus cực kỳ nguy
hiểm, có khả năng lây lan nhanh, khiến lợn chết hàng loạt và tuyệt đối không
được sử dụng làm thực phẩm.
Mặc dù virus này không truyền sang
người, nhưng việc sử dụng thịt từ lợn nhiễm bệnh có thể gây ra nguy cơ nhiễm vi
khuẩn, ký sinh trùng, mất an toàn thực phẩm nghiêm trọng - đặc biệt đối với trẻ
em, người già và người có sức đề kháng kém.
Bắt khẩn cấp nhiều đối tượng liên quan
Ngay sau khi củng cố hồ sơ, từ ngày 2
đến 3/7/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội đã ra lệnh bắt giữ khẩn cấp
các đối tượng chủ chốt gồm: Lê Văn Tươi, Đặng Văn Huy, Nguyễn Viết Chiếm, Dư
Đình Hợi để điều tra hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Cơ quan công an đang tiếp tục mở rộng
điều tra đường dây, xác minh các tiểu thương, quán ăn, nhà hàng có liên quan,
làm rõ chuỗi tiêu thụ thịt lợn bệnh ra thị trường thủ đô.
Vụ việc thêm một lần gióng lên hồi
chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm giữa lòng thủ đô - nơi mà những bữa cơm
văn phòng, quán ăn bình dân tưởng như “chắc chắn sạch” lại có thể chứa thịt lợn
nhiễm bệnh.
Người dân được khuyến cáo chỉ mua thịt
tại các điểm bán có dấu kiểm dịch thú y, đầy đủ thông tin nguồn gốc, nơi giết
mổ. Tránh mua thịt tại các quầy không rõ ràng về xuất xứ, giá rẻ bất thường. Tố
giác các hành vi giết mổ, buôn bán thịt không đảm bảo vệ sinh, giúp bảo vệ sức
khỏe cộng đồng.
Bữa cơm an toàn bắt đầu từ lựa chọn
sáng suốt của mỗi người tiêu dùng. Đây cũng là lúc các cơ quan chức năng cần
siết chặt kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm những hành vi vì lợi nhuận mà bất
chấp tính mạng cộng đồng.
Sau một thời gian gián đoạn, 106 nhà máy chế biến thịt lợn và gia cầm của Mỹ đã được Trung Quốc cấp phép trở lại. Động thái này diễn ra sau khi hai cường quốc kinh tế đạt được một số đồng thuận nhằm giảm bớt căng thẳng thương mại.
Chỉ trong vài ngày, lực lượng quản lý thị trường và công an tại Phú Thọ và Hà Giang đã liên tiếp phát hiện, thu giữ và tiêu hủy hơn 3 tạ thịt và nội tạng động vật bốc mùi hôi thối, không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng về mất an toàn thực phẩm.
Nhân viên của Trạm Chăn nuôi, thú y - thủy sản huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang bị phát hiện đóng dấu kiểm dịch sai quy định lên thịt lợn bệnh của Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam. Hành vi này có thể bị xử lý hình sự theo luật an toàn thực phẩm và quy định về kiểm dịch.
Không chỉ phổ biến ở các thành phố lớn, hàng giả còn lan rộng đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thông qua nhiều hình thức như thương mại điện tử. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, từ bao bì, nhãn mác cho đến chất lượng; nhiều mặt hàng giả thậm chí mang cả tem chống giả.
TP HCM xử phạt gần 94 triệu đồng Công ty CP Xuất nhập khẩu Dinh dưỡng Dược Loha, đồng thời buộc doanh nghiệp này thu hồi và tiêu hủy nhiều sản phẩm sữa do phát hiện các sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Trong chương trình hoạt động song phương tại Brazil, sáng 6/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Brazil để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực: hàng không; sản xuất nhiên liệu sinh học; nông nghiệp; chế biến, phân phối thực phẩm…
Một buổi tối cuối tháng 6, khi phần lớn khu dân cư đã yên giấc, thì ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP HCM), những mẻ hoa chuối vẫn đang được sơ chế - không phải bằng nước sạch như nhiều người tưởng, mà bằng hàn the và chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc.
Chỉ số giá tiêu dùng - CPI quý II/2025 của Việt Nam tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do tiền điện, giá thực phẩm, nhà ở và y tế tăng cao. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2025 tăng 3,27% so với cùng kỳ năm 2024