Thực phẩm 'bẩn' tràn lan, Bộ Y tế đề xuất tăng gấp đôi mức phạt
Thứ năm, 10/07/2025 07:45 (GMT+7)
Trước thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả tràn lan từ chợ truyền thống đến mạng xã hội, Bộ Y tế đề xuất tăng gấp đôi mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Không chỉ dừng ở tiền, các chế tài mạnh tay hơn cũng đang được xây dựng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Giữa lúc người dân loay hoay chọn mua thực phẩm “sạch” giữa một “rừng” sản phẩm không rõ nguồn gốc, Bộ Y tế đang lên kế hoạch siết lại kỷ cương quản lý vệ
sinh an toàn thực phẩm. Ngày 9/7,
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan xác nhận đang nghiên cứu nâng mức xử phạt lên gấp
1,2 đến 2 lần hiện nay đối với các hành vi nguy hiểm như tự
công bố sản phẩm sai quy định, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc hay quảng cáo sai sự thật.
Thông tin được đưa ra trong văn bản trả lời cử
tri TP Huế, gửi tới trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV - nơi hàng loạt vấn đề
nhức nhối về thực phẩm bẩn và hàng giả tiếp tục được các đại biểu và cử tri cả
nước đặc biệt quan tâm.
Cơ quan công an đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán sản phẩm sữa HIUP 27 giả.
Không khó để bắt gặp những sản phẩm không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ
bày bán la liệt trước cổng trường học. Nhiều loại thực phẩm chức năng trôi nổi
được livestream rao bán công khai, thậm chí có cả "mác ngoại", được người nổi tiếng
quảng bá rầm rộ với những lời hứa như thuốc tiên.
Trong khi đó, các quy định về quản lý an toàn
thực phẩm vẫn còn chồng chéo, vướng mắc và phân tán giữa nhiều
bộ ngành, khiến việc giám sát trở nên rời rạc. Đây cũng chính là nội dung mà cử
tri TP Huế đã nêu lên trong kiến nghị gửi Quốc hội.
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thừa nhận, các chế tài xử lý
hiện nay tuy đã tương đối đầy đủ, từ hình sự đến hành chính,
song vẫn chưa đủ sức răn đe. Nhất là trong bối cảnh, cơ quan chức năng liên tục
phát hiện các
vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng với quy mô ngày càng lớn
và tinh vi.
Hiện theo quy định tại Nghị định 115/2018 và Nghị định 124/2021,
mức phạt đối với các hành vi như sản xuất sản phẩm chưa đăng ký bản công bố, sử dụng
nguyên liệu không rõ nguồn gốc dao động từ 30 triệu đến 80
triệu đồng, tùy cá nhân hay tổ chức.
Tuy nhiên, Bộ Y tế đang đề xuất nâng mức
phạt gấp đôi, đồng thời bổ sung hình thức phạt theo giá
trị vi phạm, có thể lên đến 2 lần trị giá hàng hóa.
Những vi phạm nghiêm trọng có thể bị tước quyền quảng cáo, buộc thu hồi sản phẩm
và công bố công khai để cảnh báo người tiêu dùng.
Đặc biệt, Bộ sẽ phối hợp với các nền tảng
mạng xã hội xuyên biên giới yêu cầu gỡ bỏ nội dung quảng cáo sai sự
thật, khóa tài khoản vi phạm, đồng thời siết chặt kiểm duyệt
đối với các quảng cáo liên quan đến sức khỏe.
Thực phẩm bẩn không còn là câu chuyện cá biệt. Từ đầu năm đến nay, hơn 34.000 vụ vi
phạm đã bị phát hiện trên cả nước. Trong đó, có hơn 8.200 vụ
buôn bán hàng cấm, 25.100 vụ gian lận thương mại
và hơn 1.100
vụ sản xuất, buôn bán hàng giả.
Tổng số tiền nộp về ngân sách từ xử phạt lên
đến 4.897
tỉ đồng, chưa kể gần 1.400 vụ án đã bị khởi tố, với hơn 2.100 đối tượng
liên quan.
Luật sư Hoàng Văn Hà (Công ty luật ARC) cảnh
báo: "Chúng ta đang phải đối mặt với thực phẩm bẩn thế hệ mới,
không chỉ trôi nổi ở chợ mà còn ẩn nấp trên các nền tảng số, len lỏi
vào từng căn bếp qua cú click chuột. Nếu không tăng chế tài và kiểm soát chặt
hơn, người tiêu dùng sẽ là nạn nhân trực tiếp”.
Theo luật sư Hà, trong lúc chờ đợi những chế tài mới được ban hành và thực
thi, người dân chỉ nên sử dụng thực phẩm, dược phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm
định, không mua hàng trôi nổi trên mạng xã hội, nhất là những
sản phẩm được quảng cáo quá mức.
“Việc trở thành người tiêu dùng thông thái,
biết kiểm tra, biết báo cáo khi gặp hàng giả, hàng nhái không chỉ bảo vệ chính
mình mà còn góp phần đẩy lùi vấn nạn thực phẩm bẩn - một cuộc chiến chưa có hồi
kết”, luật sư Hà nhận định.
Sau hàng loạt thông cáo đính chính, lên tiếng phủ nhận liên quan đến vụ sữa bột giả, Công ty ALAMA - đơn vị sở hữu bản quyền và phân phối sữa dinh dưỡng HIUP vẫn không thể thoát khỏi vòng pháp lý.
Gần 25 tấn sữa bột mang nhãn hiệu Công ty cổ phần Dinh dưỡng Dược Fidimilk đã bị lực lượng chức năng Long An tạm giữ để điều tra nghi vấn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc. Cùng lúc, công ty này cũng tự thu hồi một loạt sản phẩm vì sai phạm về nhãn mác.
Một kho hàng nằm ngay tại TP Móng Cái (Quảng Ninh) vừa bị lực lượng chức năng phát hiện chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, kết nối hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ 1688.com. Vụ việc hé lộ một mắt xích buôn lậu xuyên biên giới tinh vi núp bóng thương mại điện tử.
Chuyên gia về quản lý chuỗi cung ứng và logistics mách nước cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cách đối phó hiệu quả hơn với vấn nạn hàng giả luôn khiến dư luận xã hội bức xúc.
Một kho hàng nằm ngay tại TP Móng Cái (Quảng Ninh) vừa bị lực lượng chức năng phát hiện chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, kết nối hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ 1688.com. Vụ việc hé lộ một mắt xích buôn lậu xuyên biên giới tinh vi núp bóng thương mại điện tử.
Sau khi triệt phá đường dây sản xuất hàng giả quy mô lớn, Sở Y tế TP HCM phát văn bản khẩn yêu cầu tất cả bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc rà soát hàng hóa, ngăn chặn sản phẩm làm giả tuồn vào cơ sở y tế.