Bị phạt 200 triệu vì 'thổi phồng' năng lực giao hàng, TikiNow đang làm ăn thế nào?
Thứ năm, 17/07/2025 09:00 (GMT+7)
TikiNow vừa bị xử phạt 200 triệu đồng vì đưa thông tin sai lệch về năng lực vận hành. Vụ việc đặt ra câu hỏi: sau những năm “nổi đình nổi đám”, logistics của Tiki nay đang ở đâu trong cuộc đua thương mại điện tử?
Sau nhiều năm được kỳ vọng là “xương sống” của Tiki trong cuộc chơi thương mại điện tử, TikiNow - đơn vị vận chuyển và logistics của nền tảng
này, vừa bị Ủy ban Cạnh tranh quốc gia xử phạt 200 triệu đồng vì hành vi đưa
thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn về năng lực hoạt động.
Đây không chỉ là một án phạt hành chính đơn thuần. Đằng sau
nó là câu chuyện lớn hơn: TikiNow và rộng hơn là Tiki, đang thật sự làm ăn
thế nào?
TikiNow bị Ủy ban Cạnh tranh quốc gia xử phạt 200 triệu đồng vì đưa thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn về năng lực logistics.
Theo quyết định xử phạt vừa được công bố, Công ty TNHH
TikiNow Smart Logistics đã “thổi phồng” thông tin về năng lực vận hành, khi
công bố các nội dung chưa chính xác như: “giao hàng phủ sóng 100% toàn quốc” và
“xử lý hơn 1 triệu đơn hàng mỗi ngày”.
Những con số tưởng chừng ấn tượng này đã bị cơ quan chức
năng “vạch mặt” là sai lệch so với thực tế. Sau khi rà soát, doanh nghiệp phải
thừa nhận năng lực thực sự chỉ ở mức hơn 100.000 đơn/ngày, tức bằng 1/10 so với
con số công bố và độ phủ giao hàng chỉ đạt tại 34 tỉnh, thành, chưa phải 100%
toàn quốc như đã công bố.
Ngay sau đó, doanh nghiệp đã chủ động điều chỉnh nội dung
trên trang thông tin điện tử và phối hợp với cơ quan chức năng để khắc phục hậu
quả. Tuy nhiên, mức phạt 200 triệu đồng vẫn được áp dụng theo quy định của Luật
Cạnh tranh.
Một án phạt cho hành vi “nổ” trong truyền thông, nhưng đằng
sau đó là một áp lực rất thật mà doanh nghiệp nội địa đang phải đối mặt trong
cuộc đua thương mại điện tử vốn ngày càng khốc liệt.
TikiNow là công ty logistics độc lập thuộc hệ sinh thái
Tiki, ra đời từ năm 2013 và hoạt động tách riêng từ 2019. Từng được xem là át
chủ bài giúp Tiki cạnh tranh với các đối thủ mạnh như Shopee, Lazada và gần đây
là TikTok Shop, nhưng TikiNow đang cho thấy dấu hiệu đuối sức.
Trong khi các đối thủ đẩy mạnh tự phát triển hạ tầng giao nhận
hoặc bắt tay với các đối tác quốc tế, TikiNow vẫn chủ yếu phục vụ các đơn hàng
nội sàn. Nỗ lực mở rộng logistics sang phục vụ bên thứ ba (3PL) chưa đạt kỳ vọng,
dù từng hợp tác với nhiều thương hiệu lớn như Skechers, Apple, The Face Shop…
Sự chững lại của TikiNow phản ánh rõ nhất ở “sức khỏe” chung
của Tiki. Theo báo cáo thị trường quý I/2025, Tiki chứng kiến sự sụt giảm
nghiêm trọng cả về doanh thu lẫn thị phần: Doanh thu giảm 66,6% - mức giảm sâu
nhất trong các sàn lớn, giá trị giao dịch giảm 57% so với cùng kỳ năm 2024.
Hiện tại, thị phần của Tiki chỉ còn 0,9%, trong khi Shopee
đang giữ hơn 66%, TikTok Shop chiếm 26,9% và Lazada khoảng 5,5%.
Báo cáo tổng quan Thị trường sàn bán lẻ trực tuyến của Metric, trong quý I/2025. Ảnh: Metric
Tiki từng là niềm tự hào của thương mại điện tử nội địa khi
ra mắt từ 2010 với mô hình bán sách online, sau đó nhanh chóng phát triển thành
sàn đa ngành. Từ 2019 đến 2021, Tiki nằm trong top 3 sàn lớn nhất Việt Nam, gọi
vốn thành công 258 triệu USD và tuyên bố kế hoạch IPO tại Mỹ.
Tuy nhiên, giai đoạn hậu COVID-19, khi xu hướng mua sắm thay
đổi mạnh mẽ, người dùng chuyển dần sang các nền tảng có yếu tố giải trí,
livestream, tương tác, thì Tiki lại chậm thích nghi.
Không phát triển hệ thống người ảnh hưởng, thiếu công cụ nội
dung cá nhân hóa, không mạnh về livestream, cộng với chi phí vận hành logistics
đắt đỏ, Tiki và TikiNow dần bị bỏ lại phía sau.
Vụ phạt 200 triệu đồng lần này không chỉ đơn thuần là câu
chuyện pháp lý, mà còn là hồi chuông báo động với một doanh nghiệp từng được kỳ
vọng “định hình lại bản đồ TMĐT Việt Nam”.
Khi các đối thủ đang không ngừng đầu tư vào trải nghiệm người
dùng, công nghệ tương tác, mạng lưới người bán và tốc độ giao hàng, TikiNow cần
nhiều hơn những tuyên bố “thành tích” - mà cần là hành động thật, hiệu quả thật.
Nếu không nhanh chóng tái cấu trúc và tìm lại lợi thế cạnh
tranh, TikiNow rất có thể sẽ trở thành “người giao hàng” lạc nhịp giữa cao tốc
tăng trưởng của TMĐT Việt Nam. Và Tiki, nền tảng từng là niềm tự hào công nghệ
nội địa, có thể chỉ còn là dĩ vãng nếu không sớm tìm ra hướng đi mới.
Cách đây gần một thập kỷ, Tiki từng thống trị thị trường thương mại điện tử. Thế nhưng cuộc đua đốt tiền và sự chậm chuyển mình đã làm Tiki dần hụt hơi so với các đối thủ, để rồi giờ đây sàn thương mại điện tử này gần như "mất hút" trên thị trường, thị phần gần như bằng 0.
Hơn 300.000 gian hàng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Grab vẫn chưa xác định được người bán, dẫn đến thất thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Trước khi chuyển giao về quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Bộ Công an, FPT Telecom ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng liên tục về cả doanh thu và lợi nhuận. Đồng thời doanh nghiệp cũng duy trì chính sách cổ tức rất hấp dẫn và đều đặn cho cổ đông.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed, doanh nghiệp do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáng lập và giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị vừa tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 15.000 tỷ đồng.
Nửa đầu năm 2025, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới 67% so với cùng kỳ, đồng thời thông qua phương án chia cổ tức tới 60%, cao nhất ngành ngân hàng tính đến thời điểm hiện tại.
Bộ Công an vừa chính thức tiếp nhận quyền đại điện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Từ năm 2026, mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội có thể được hỗ trợ tới 300 triệu đồng mỗi năm, bên cạnh loạt ưu đãi về mặt bằng, thiết bị và đào tạo nhân lực. Đây là một phần trong chiến lược “bơm sức” cho khu vực SME và startup giữa bối cảnh kinh tế nhiều biến động.
Nguồn cung biệt thự, liền kề Hà Nội tăng gần 9 lần trong nửa đầu năm, nhưng giá bán vẫn neo cao kỷ lục, phổ biến 230 triệu đồng/m², có nơi chạm mốc 400 triệu đồng/m², theo CBRE.