Tổng thống Trump đe dọa áp thuế 50% lên ô tô châu Âu
Chủ nhật, 25/05/2025 09:40 (GMT+7)
Mức thuế 50% có thể khiến các hãng xe châu Âu như BMW, Mercedes-Benz, Volkswagen lâm vào khủng hoảng, đồng thời đẩy giá xe nhập tại Mỹ tăng cao.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đe dọa áp mức thuế lên tới 50% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là ô tô, với thời điểm có hiệu lực dự kiến từ ngày 1/6. Tuy nhiên, hiện ông Trump mới chỉ "đề xuất" và chưa chính thức ra lệnh áp thuế.
Trong bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump cho rằng EU “được thành lập với mục đích chính là lợi dụng Mỹ trong thương mại” và mô tả khối này là “rất khó hợp tác”. Ông cáo buộc các rào cản thuế quan, quy định khắt khe và những vụ kiện nhắm vào doanh nghiệp Mỹ đã khiến nước này gánh khoản thâm hụt thương mại hơn 250 tỷ USD, gọi đây là con số “không thể chấp nhận”. Ông cũng cho biết các cuộc đàm phán về thuế quan hiện nay với EU đang “giẫm chân tại chỗ”.
Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ áp mức thuế cao lên ô tô châu Âu. Ảnh: Euronews
Thông tin này đã gây lo ngại trên thị trường, trong bối cảnh nhiều người e ngại về khả năng một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và châu Âu sẽ kéo nền kinh tế của cả thế giới lâm vào khủng hoảng.
Trước đó, Mỹ từng áp mức thuế 20% với phần lớn hàng hóa EU vào ngày 2/4 nhưng sau đó đã giảm xuống còn 10% để tạo điều kiện đàm phán. Tuy vậy, mức thuế 25% với nhôm, thép và linh kiện ô tô vẫn được duy trì.
EU là đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ sau Trung Quốc. Năm 2024, Mỹ nhập khẩu khoảng 550 tỷ USD hàng hóa từ EU, trong khi xuất khẩu sang khối này hơn 350 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của châu Âu bao gồm dược phẩm, ô tô và linh kiện ôtô, trong đó riêng hai mặt hàng cuối có kim ngạch hơn 45 tỷ USD.
Nếu mức thuế 50% được áp dụng, ngành ô tô châu Âu – đặc biệt là các hãng lớn như BMW, Mercedes-Benz, Volkswagen – có thể chịu ảnh hưởng nặng nề. Giá xe nhập khẩu vào Mỹ sẽ tăng mạnh, ảnh hưởng đến người tiêu dùng và có thể kéo theo các biện pháp đáp trả từ phía EU, làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai bên.
Xe điện Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy, nhưng đằng sau đó là một thực tế ít ai ngờ: phần lớn hãng vẫn chưa có lãi. Cuộc cạnh tranh về giá tại thị trường này càng khốc liệt và nhiều hãng xe nhỏ có nguy cơ bị đào thải.
Telegram đứng trước nguy cơ bị chặn tại Việt Nam do vi phạm pháp luật, buộc người dùng phải cân nhắc chuyển sang nền tảng thay thế. Vậy đâu là ứng dụng vừa an toàn, vừa tiện lợi cho nhu cầu liên lạc hàng ngày?
Trước tình trạng Telegram bị lạm dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật tại Việt Nam, Cục Viễn thông đã yêu cầu các nhà mạng chặn nền tảng này.
Xe điện Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng thấy, nhưng đằng sau đó là một thực tế ít ai ngờ: phần lớn hãng vẫn chưa có lãi. Cuộc cạnh tranh về giá tại thị trường này càng khốc liệt và nhiều hãng xe nhỏ có nguy cơ bị đào thải.
Theo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Telegram có hàng loạt vi phạm liên quan đến Luật An ninh mạng và Luật Viễn thông Việt Nam