Gần 60 mỹ phẩm bị thu hồi phiếu công bố, nhiều sản phẩm nổi tiếng
Thứ tư, 25/06/2025 19:57 (GMT+7)
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi gần 60 số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước. Trong đó, nhiều thương hiệu nổi tiếng như Anessa, Hadalabo, DHC… được nêu tên. Một số doanh nghiệp chủ động đề nghị thu hồi trong bối cảnh kiểm tra hậu kiểm đang siết chặt.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành loạt quyết định thu hồi gần 60 số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã cấp phép lưu hành tại
Việt Nam, bao gồm mỹ phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và sản phẩm
sản xuất trong nước.
Đáng chú ý, Công ty TNHH JP-Bùi Đặng (Hà Nội) tự nguyện đề
nghị thu hồi 32 sản phẩm nhập khẩu từ LINK EAST CO., LTD (Nhật Bản). Các sản phẩm
này thuộc những thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như Anessa,
DHC, Deonatulle, Lion, Sana, Hadalabo, trong đó có kem chống nắng Anessa
Perfect UV Sunscreen, Anessa Brightening UV, sữa rửa mặt Hadalabo Foaming
Facial Cleanser…
Công ty TNHH JP-Bùi Đặng (Hà Nội) tự nguyện đề nghị thu hồi 32 sản phẩm nhập khẩu từ LINK EAST CO., LTD (Nhật Bản). Trong đó có kem chống nắng Anessa Perfect UV Sunscreen, Anessa Brightening UV
Tại Hải Phòng, Công ty TNHH Mỹ phẩm Lê Giang cũng xin rút
hai số tiếp nhận của sản phẩm Gcell Y Zone Cleanser - một dòng mỹ phẩm chăm sóc
vùng da nhạy cảm nhập khẩu từ Hàn Quốc, do NK Hair & Skin Care Co., Ltd sản
xuất.
Công ty CP Dược liệu Trung ương 2 (Pharmedic) đề nghị rút giấy
công bố đối với sản phẩm Urgo Filmogel Spots, nhập khẩu từ Bỉ, đã lưu hành từ
năm 2021.
Trường hợp nghiêm trọng nhất là Công ty TNHH Quốc tế Đại Cát
Á (TP HCM) khi bị thu hồi 20 sản phẩm sau đợt kiểm tra thực tế ngày 28/5/2025.
Cục Quản lý Dược kết luận các sản phẩm này có công thức không đúng so với hồ sơ
công bố, ghi nhãn sai bản chất và tính năng.
Danh sách thu hồi bao gồm nhiều dòng serum và sản phẩm điều
trị da được ưa chuộng như Queendoes Rhea Serum, Dr.IASO AC Booster, The Skin
House Crystal Whitening Plus Serum, cùng các dòng serum nhập khẩu từ Đức của
thương hiệu Jean D’Arcel.
Công ty TNHH Quốc tế Đại Cát Á (TP HCM) khi bị thu hồi 20 sản phẩm sau đợt kiểm tra thực tế ngày 28/5/2025.
Tất cả quyết định thu hồi có hiệu lực ngay từ ngày ký. Cục
yêu cầu các doanh nghiệp phải tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm liên quan, đồng
thời Sở Y tế các địa phương có trách nhiệm giám sát và báo cáo kết quả thực hiện.
Việc thu hồi diễn ra trong bối cảnh các cơ quan chức năng
đang triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg và 72/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,
yêu cầu siết chặt quản lý chất lượng hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm tiêu
dùng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Từ ngày 15/5 đến 15/6/2025, 5 đoàn kiểm tra đột xuất của Cục
Quản lý Dược đã kiểm tra 38 cơ sở tại Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương,
Long An, An Giang, Nam Định, Phú Thọ và Bắc Ninh. Trong số này có 9 cơ sở mỹ phẩm
vi phạm, chủ yếu do công bố sai thành phần, quảng cáo sai công dụng, hoặc không
đúng hồ sơ công bố.
Cục Quản lý Dược khuyến cáo người tiêu dùng cần kiểm tra kỹ số tiếp nhận
công bố sản phẩm trên bao bì và tra cứu tại Cổng thông tin quản lý mỹ phẩm của
Bộ Y tế. Không sử dụng mỹ phẩm
không rõ nguồn gốc, không có công bố hợp pháp. Chỉ nên mua và sử dụng mỹ phẩm từ nhà phân phối uy tín, có địa
chỉ rõ ràng và thông tin minh bạch.
Đặc biệt, việc sử dụng mỹ phẩm sai công thức hoặc chứa thành
phần chưa được kiểm duyệt có thể gây kích ứng, dị ứng da, ảnh hưởng hệ miễn dịch
hoặc nhiễm độc qua da, nhất là với trẻ em và người có làn da nhạy cảm.
Sở Y tế tỉnh Quảng Trị vừa phát đi thông báo khẩn về việc thu hồi ba lô thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid (Cefaclor 125mg), sản phẩm dành cho trẻ em, do không đạt tiêu chuẩn chất lượng ở các chỉ tiêu tính chất và định lượng.
Hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị rút giấy công bố, trong đó có sản phẩm của tập đoàn dược phẩm toàn cầu Bayer. Nguyên nhân được cho là chiến lược thương mại, song người tiêu dùng được khuyến cáo cần thận trọng khi mua sản phẩm.
Ngày 5/6, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) tiếp tục ban hành 4 công văn đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc loạt mỹ phẩm quen thuộc do vi phạm nghiêm trọng về chất lượng và quy định ghi nhãn.
Công ty Nhật Minh Food bị phát hiện "hô biến" dầu thực vật dùng cho chăn nuôi thành dầu ăn OFOOD dành cho người, tiêu thụ hàng chục nghìn tấn ra thị trường. Vụ việc gây rúng động ngành thực phẩm, đặt ra cảnh báo nghiêm trọng về an toàn sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm quản lý.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 20 sản phẩm của Công ty TNHH quốc tế Đại Cát Á - tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng tại Cao Bằng và Quảng Ninh đã đồng loạt ra quân, phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa vi phạm, bao gồm gần 123.000 kg nguyên liệu thuốc lá nhập lậu và hơn 47 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Từ vụ việc sữa bột HIUP bị xác định là hàng giả, câu hỏi đặt ra là người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật sẽ chịu trách nhiệm gì? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết, nếu cố ý tiếp tay, họ hoàn toàn có thể bị truy tố hình sự.
Hàng chục nghìn tấn dầu ăn lẽ ra chỉ dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi đã bị đưa vào dây chuyền chế biến thực phẩm cho người. Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo khẩn, nhấn mạnh đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Hàng loạt TikToker nổi tiếng như “Cún Bông”, Gia đình Hải Sen, Quang Linh, Hằng Du Mục… bị khởi tố vì liên quan đến trốn thuế, bán hàng giả, quảng cáo sai sự thật, hé lộ mặt tối đằng sau những phiên livestream triệu view, doanh thu khủng.