Dầu chăn nuôi thành thực phẩm cho người gây hại thế nào?
Thứ tư, 25/06/2025 15:24 (GMT+7)
Công ty Nhật Minh Food bị phát hiện "hô biến" dầu thực vật dùng cho chăn nuôi thành dầu ăn OFOOD dành cho người, tiêu thụ hàng chục nghìn tấn ra thị trường. Vụ việc gây rúng động ngành thực phẩm, đặt ra cảnh báo nghiêm trọng về an toàn sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm quản lý.
Ngày 24/6, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) phát sóng bản tin
điều tra hé lộ hành vi biến dầu chăn nuôi thành dầu ăn của Công ty TNHH Sản xuất
và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food, trụ sở tại huyện Đông Anh (Hà Nội). Theo đó,
hàng chục nghìn tấn dầu thực vật chỉ dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi đã
được doanh nghiệp này đóng gói, dán nhãn là dầu ăn thương hiệu OFOOD, bán ra thị
trường như sản phẩm dành cho người.
Đặc biệt nghiêm trọng, sản phẩm còn được công bố là "có
bổ sung vitamin A", nhưng kết quả kiểm nghiệm cho thấy không hề chứa vi chất
này. Dầu “bẩn” sau đó được phân phối đến bếp ăn tập thể, cơ sở sản xuất thực phẩm
công nghiệp, khu làng nghề, nhà hàng tại nhiều tỉnh thành.
Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food biến dầu chăn nuôi thành dầu ăn cho người, vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau đó đã phát cảnh báo
khẩn, khẳng định đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực
phẩm, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là
nhóm dễ tổn thương như trẻ em và người cao tuổi.
Kết quả điều tra cho thấy loại dầu mà Nhật Minh Food sử dụng
chỉ được phép dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, với nhiều chỉ số
không đạt tiêu chuẩn thực phẩm. Theo cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, dầu không dành cho người thường chứa
kim loại nặng như chì, cadmium; oxy
hóa lipid cao, gây tổn thương gan, thận, rối loạn nội tiết; PAHs - hydrocarbon thơm đa vòng, chất
gây đột biến gen và ung thư; tồn
dư chất xúc tác công nghiệp như nickel, cobalt.
Một nghiên cứu đăng trên Journal of Hazardous Materials
(2020) cho thấy 80% mẫu dầu dùng trong chăn nuôi tại Đông Nam Á chứa axit béo tự
do vượt ngưỡng, nhiều mẫu có PAHs gấp 2-5 lần mức an toàn của WHO.
Theo dữ liệu từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp, Nhật Minh Food ban đầu thành lập tháng 11/2018, có tên cũ là Công ty
TNHH Xuất nhập khẩu Nhật Minh Phương, vốn điều lệ 1,8 tỷ đồng. Người đứng tên
Giám đốc kiêm Đại diện pháp luật là bà Đặng Thị Phương (sinh năm 1987).
Từ năm 2021, công ty đổi tên, tăng vốn, thay đổi cơ cấu góp
vốn nhiều lần. Thông tin kê khai thuế tại thời điểm này cho thấy doanh nghiệp
có 5 lao động.
Đáng chú ý, đến tháng 5/2023, doanh nghiệp tăng vốn lên 8,8
tỷ đồng nhưng không công bố thành
viên góp vốn và chuyển ngành nghề chính sang sản xuất dầu, mỡ động vật và dầu,
bơ thực vật.
Đồng thời, bà Phương còn là Giám đốc của Công ty TNHH Sản xuất
và Xuất nhập khẩu Vina Win, thành lập tại Hưng Yên tháng 8/2023. Tại đây, cơ cấu
cổ đông cũng thay đổi chóng mặt chỉ trong vài tháng, hiện bà Phương nắm giữ 34%
vốn.
Hàng chục nghìn tấn dầu ăn lẽ ra chỉ dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi đã bị đưa vào dây chuyền chế biến thực phẩm cho người. Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo khẩn, nhấn mạnh đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Lực lượng chức năng tỉnh Sơn La vừa phát hiện xe khách tuyến Hà Nội - Điện Biên vận chuyển gần 500kg sản phẩm động vật đã bốc mùi hôi thối, không có giấy kiểm dịch, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với 20 sản phẩm của Công ty TNHH quốc tế Đại Cát Á - tổ chức chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng tại Cao Bằng và Quảng Ninh đã đồng loạt ra quân, phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa vi phạm, bao gồm gần 123.000 kg nguyên liệu thuốc lá nhập lậu và hơn 47 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Từ vụ việc sữa bột HIUP bị xác định là hàng giả, câu hỏi đặt ra là người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật sẽ chịu trách nhiệm gì? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết, nếu cố ý tiếp tay, họ hoàn toàn có thể bị truy tố hình sự.
Hàng chục nghìn tấn dầu ăn lẽ ra chỉ dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi đã bị đưa vào dây chuyền chế biến thực phẩm cho người. Bộ Y tế vừa phát đi cảnh báo khẩn, nhấn mạnh đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Hàng loạt TikToker nổi tiếng như “Cún Bông”, Gia đình Hải Sen, Quang Linh, Hằng Du Mục… bị khởi tố vì liên quan đến trốn thuế, bán hàng giả, quảng cáo sai sự thật, hé lộ mặt tối đằng sau những phiên livestream triệu view, doanh thu khủng.
Hứa hẹn vay tiền nhanh, không cần thế chấp, chỉ cần chuyển trước phí bảo hiểm... nhưng sau đó là mất tiền, mất thông tin cá nhân, thậm chí bị khủng bố bằng chính ảnh và danh bạ điện thoại. Nhiều người dân đã sập bẫy các app vay tiền online giả mạo với chiêu trò ngày càng tinh vi.