Ứng dụng trà sữa Chagee bị tố có 'đường lưỡi bò' phi pháp
Thứ bảy, 15/03/2025 13:16 (GMT+7)
Trước thềm khai trương tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa Chagee từ Trung Quốc vấp phải làn sóng phản đối từ người tiêu dùng Việt. Nguyên nhân xuất phát từ việc ứng dụng di động của hãng hiển thị bản đồ có hình ảnh nghi giống "đường lưỡi bò" phi pháp.
Nhiều người dùng phát hiện bản đồ hiển thị trên app Chagee xuất hiện các vạch kẻ đứt, nghi ngờ là "đường lưỡi bò" phi pháp.
Tối 14/3, nhiều người dùng phát hiện
bản đồ hiển thị trên app Chagee xuất hiện các vạch kẻ đứt, nghi ngờ là
"đường lưỡi bò" phi pháp. Ngay lập tức, thông tin lan tràn trên các
nền tảng mạng xã hội, gây bàn tán và kêu gọi tẩy chay thương hiệu này.
Trên fanpage chính thức của Chagee
Việt Nam, tính đến rạng sáng 15/3, nhiều bài đăng nhận về hàng ngàn lượt phản
ứng giận dữ, kèm theo hàng trăm bình luận phản đối. Trước áp lực dư luận,
Chagee Việt Nam đã gỡ bỏ ứng dụng có chứa hình ảnh gây tranh cãi khỏi kho ứng
dụng trực tuyến Google Play Store và App Store. Tuy nhiên, nhãn hàng vẫn chưa
có phát ngôn chính thức về vấn đề này.
Một số người dùng mạng xã hội đã nhanh
chóng chụp lại hình ảnh bản đồ trước khi ứng dụng bị gỡ. Chị Linh Đỗ (Cầu Giấy,
Hà Nội) cho biết, từng thử thương hiệu này khi du lịch Trung Quốc và hào hứng
chờ đợi khi Chagee mở cửa tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi phát hiện hình ảnh
gây tranh cãi, chị quyết định không ủng hộ nữa.
Tài khoản Athena Louis bình luận trong
1 bài đăng trên fanpage của Chagee Việt Nam: “Xoá ứng dụng, xoá tương tác tất
cả các bài đăng, xoá bài chia sẻ, không còn hứng uống trà của hãng. Tôi nói
thẳng. Tôi không muốn ủng hộ dù có sửa, có điều chỉnh gì đi chăng nữa, vì không
biết trong tương lai còn lồng ghép gì trong sản phẩm, quảng bá nữa không”.
Nhiều người dùng trên mạng xã hội kêu gọi tẩy chay thương hiệu này.
Không chỉ Chagee, một số sản phẩm khác
cũng gặp phản ứng từ người tiêu dùng do chứa hình ảnh bị cho là vi phạm chủ
quyền. Trước đó, một streamer nổi tiếng đã thông báo ngừng bán sản phẩm đồ chơi
Baby Three vì chi tiết thiết kế bị nghi ngờ có liên quan đến "đường lưỡi
bò" phi pháp. Điều này dẫn đến làn sóng tẩy chay sản phẩm và việc nhiều
cửa hàng nhanh chóng "xả hàng" Baby Three phiên bản "Thỏ Thị
Trấn V2".
Trước tình hình này, Cục Quản lý và
Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã chỉ đạo các Chi cục Quản
lý thị trường địa phương tăng cường kiểm tra các mặt hàng có hình ảnh liên quan
đến chủ quyền lãnh thổ. Đồng thời, cơ quan chức năng yêu cầu các sàn thương mại
điện tử phối hợp giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định pháp luật.
Chagee, tên tiếng Trung là Bá Vương Trà Cơ, được thành lập năm 2017 tại Thượng Hải bởi Zhang Junjie. Với chiến lược giữ gìn văn hóa trà Trung Quốc, thương hiệu nhanh chóng phát triển, đạt hơn 5.000 cửa hàng khắp Đông Á vào năm 2024.
Tại Việt Nam, Chagee được quản lý bởi Công ty TNHH Chagee Việt Nam, thành lập ngày 5/2/2025 với vốn điều lệ 50 triệu đồng. Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Cửa hàng đầu tiên dự kiến đặt tại góc ngã tư Nguyễn Thiệp - Đồng Khởi (quận 1, TP HCM) và đang trong quá trình hoàn thiện. Ngày khai trương chính thức chưa được công bố.
Trước phản ánh về việc sản phẩm đồ chơi Baby Three có thể chứa hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường giám sát, kiểm tra nguồn gốc sản xuất, nhập khẩu và phân phối sản phẩm này.
Ngày 12/5, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có công văn gửi Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố về việc tăng cường kiểm tra mặt hàng đồ chơi có hình ảnh, nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Từng là cơn sốt trong giới trẻ Việt với doanh số hàng chục tỷ đồng, Baby Three nhanh chóng rơi vào khủng hoảng khi phiên bản "Thỏ thị trấn Ver.2" chứa hình ảnh được cho là tương đồng với "hình lưỡi bò" phi pháp. Làn sóng tẩy chay lan rộng, khiến nhiều doanh nghiệp Việt lập tức dừng hợp tác với thương hiệu này.
Hành vi vứt bỏ thực phẩm chức năng, thuốc bổ, siro trẻ em, mỹ phẩm... tràn lan ngoài đường, bãi đất trống và cả bãi rác công cộng có thể vi phạm nghiêm trọng pháp luật, thậm chí đối diện án tù nếu xác định đây là vật chứng trong vụ án hàng giả.
Chỉ vài chục nghìn đồng cho một can nước giặt 3 - 5 lít, người tiêu dùng tưởng mình “hời to” nhưng có thể đang vô tình đưa chất độc vào chính gia đình mình.
Nhiều phụ huynh bày tỏ sự phẫn nộ, cay đắng và lo lắng cho con mình, khi đã sử dụng sản phẩm sữa giả HIUP trong thời gian dài, với chi phí không hề rẻ.
Lực lượng chức năng tỉnh Sơn La vừa phát hiện xe khách tuyến Hà Nội - Điện Biên vận chuyển gần 500kg sản phẩm động vật đã bốc mùi hôi thối, không có giấy kiểm dịch, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm.
Sau hàng loạt thông cáo đính chính, lên tiếng phủ nhận liên quan đến vụ sữa bột giả, Công ty ALAMA - đơn vị sở hữu bản quyền và phân phối sữa dinh dưỡng HIUP vẫn không thể thoát khỏi vòng pháp lý.
Vụ sữa bột HIUP giả gây chấn động khi Bộ Công an khởi tố loạt lãnh đạo doanh nghiệp liên quan đường dây sản xuất, tiêu thụ hàng giả trị giá gần 6.700 tỷ đồng. Hệ sinh thái tinh vi, quảng cáo rầm rộ, nhiều bất ngờ dần lộ diện.
Tối 19/6, TikToker Võ Hà Linh đăng tải hình ảnh thư mời tham dự hội nghị sơ kết chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa - phát động chương trình tích xanh trách nhiệm thương mại điện tử.