Cục ATTP thu hồi thêm 14 giấy phép sản phẩm của Abbott Healthcare Việt Nam
Thứ tư, 14/05/2025 10:15 (GMT+7)
Cục An toàn thực phẩm tiếp tục mạnh tay thu hồi thêm giấy phép quảng cáo 14 sản phẩm của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam. Trước đó, Cục cũng đã thu hồi hiệu lực 18 giấy công bố sản phẩm của công ty này.
Ngày 14/5, Cục An toàn thực
phẩm (Bộ Y tế) cho biết vừa tiếp tục ban hành quyết định thu hồi hiệu lực các giấy tờ pháp
lý liên quan đến nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, trong đó đáng chú ý
là đợt xử lý bổ sung với Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam - một trong những
doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thực phẩm chức năng.
Theo quyết định mới nhất được ban
hành ngày 13/5, Cục An toàn thực phẩm đã thu hồi hiệu lực Giấy xác nhận nội
dung quảng cáo của 14 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty TNHH Abbott
Healthcare Việt Nam đăng ký.
Công ty này, trước đây có tên là
Công ty TNHH Dược phẩm Glomed, hiện có trụ sở tại 35 Đại lộ Tự Do, Khu công
nghiệp Việt Nam - Singapore, phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình
Dương. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Minh Phúc – Tổng Giám đốc công
ty.
Danh sách 14 sản phẩm bị thu hồi
giấy phép quảng cáo được đính kèm theo Quyết định chính thức và đang tiếp tục
được công bố công khai để người tiêu dùng, các cơ quan báo chí và hệ thống phân
phối nắm rõ.
Danh sách 14 sản phẩm của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam bị thu hồi giấy phép quảng cáo. Ảnh: Cục An toàn thực phẩm
Trước đó, vào ngày 12/5, Cục An
toàn thực phẩm đã ban hành Quyết định số 209/QĐ-ATTP, thu hồi hiệu lực giấy tiếp
nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Abbott Healthcare Việt Nam đứng tên công bố.
Nguyên nhân được xác định là các sản
phẩm không còn đáp ứng đầy đủ yêu cầu về an toàn thực phẩm theo quy định tại
Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Quyết định này thay thế cho Quyết định
số 187/QĐ-ATTP ban hành ngày 29/4/2025, thể hiện quan điểm nhất quán và kiên
quyết của cơ quan quản lý trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Không chỉ Abbott, cùng ngày 13/5,
Cục An toàn thực phẩm cũng ra các quyết định thu hồi hiệu lực giấy công bố sản
phẩm đối với 3 sản phẩm khác do các doanh nghiệp trong nước chịu trách nhiệm
công bố, gồm:
Sản phẩm V-ImuC – Số
9029/2020/ĐKSP của Công ty CP Đầu tư Thương mại và Tư vấn Việt Phát, Hà Nội.
Sản phẩm KD3 PRO (dạng xịt) – Số
5429/2021/ĐKSP của Công ty CP Dược phẩm Liên Doanh Đức, Hà Nội.
Sản phẩm CINTINO 500 – Số
598/2021/ĐKSP của Công ty CP Hypopharm Việt Nam, Hà Nội.
Lý do thu hồi là do các sản phẩm
này không còn phù hợp với quy định hiện hành về nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng
và điều kiện công bố theo pháp luật.
Động thái liên tiếp của Cục An
toàn thực phẩm không chỉ là biện pháp xử lý hành chính mà còn là cảnh báo mạnh
mẽ đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Việc Cục An toàn thực phẩm tiếp tục
thu hồi giấy phép loạt sản phẩm của Abbott và các công ty trong nước cho thấy sự
quyết liệt trong việc siết chặt quản lý thị trường thực phẩm chức năng, nhằm đảm
bảo quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn
ngành, đặc biệt trong bối cảnh thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam đang
tăng trưởng nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu thiếu sự kiểm soát chặt chẽ.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam.
Yến sào giá chỉ từ 15.000 đồng/hũ, quảng cáo "99% nguyên chất", từng giúp cặp đôi KOC đình đám Quyền Leo Daily đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, nay lại trở thành tâm điểm nghi vấn. Chủ thương hiệu bất ngờ tuyên bố dừng bán, đổ cho người tiêu dùng "toxic".
Từ ngày 19/6/2025, Shopee Việt Nam sẽ không còn chấp nhận yêu cầu trả hàng hoặc hoàn tiền với lý do “không còn nhu cầu” đối với các đơn hàng không thuộc Shopee Mall.
Bắt đầu từ năm 2027, người hút thuốc lá, xì gà tại Việt Nam sẽ phải trả thêm hàng chục nghìn đồng do chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt mới được Quốc hội thông qua. Đây là một phần trong nỗ lực mạnh mẽ nhằm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách.
Shopee tăng phí hạ tầng 3.000 đồng/đơn khiến tiểu thương chật vật xoay xở, yến chưng “giá rẻ như cho” tràn lan tiềm ẩn rủi ro sức khỏe, trong khi đó vải thiều Việt bất ngờ lên Amazon Nhật với giá hơn 500.000 đồng/kg… là những tin tiêu dùng đáng chú ý tuần qua.
Công ty Nestlé Việt Nam vừa bị Công an tỉnh Đồng Nai xử phạt hành chính 80 triệu đồng vì hành vi quảng cáo sai lệch, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng. Đây là kết quả sau quá trình kiểm tra liên ngành đối với sản phẩm sữa lúa mạch Nestlé Milo.
Từ ngày 1/7, Shopee sẽ chính thức áp dụng khoản phí hạ tầng 3.000 đồng/đơn hàng. Thông tin vừa công bố đã khiến nhiều tiểu thương, chủ shop nhỏ trên sàn này "đứng ngồi không yên" vì lo ngại biên lợi nhuận vốn đã mỏng nay càng teo tóp.
Hàng nghìn sản phẩm sữa, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nhập lậu mang nhãn hiệu nổi tiếng từ Đức vừa bị lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện tại một kho hàng nằm trên tầng cao của tòa nhà số 62 phố Bạch Mai, nơi vốn được thuê làm địa điểm giao dịch ngân hàng.
Hàng nghìn tuýp thuốc nhập lậu, hàng trăm sản phẩm thời trang giả mạo thương hiệu nổi tiếng và loạt hàng hóa không rõ nguồn gốc tại Quảng Ninh và Kiên Giang vừa bị lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý trong đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc.