Thu hồi giấy công bố 18 sản phẩm của Abbott Healthcare Việt Nam
Thứ ba, 13/05/2025 13:08 (GMT+7)
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 18 thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam.
Theo Quyết định số 209/QĐ-ATTP, do Phó Cục trưởng Cục An
toàn thực phẩm - TS Chu Quốc Thịnh ký ban hành, 18 sản phẩm thực phẩm chức năng của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam đã bị thu hồi giấy công bố. Quyết định
có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 187/QĐ-ATTP trước đó, ban
hành ngày 29/4/2025.
Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam - tiền thân là Công
ty TNHH Dược phẩm Glomed - đặt trụ sở tại số 35 Đại lộ Tự Do, Khu công nghiệp
Việt Nam - Singapore, phường An Phú, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương, là một trong
những doanh nghiệp lớn trong ngành dược và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Người đại
diện pháp luật là ông Nguyễn Minh Phúc, Tổng Giám đốc công ty.
Tuy nhiên, 18 sản phẩm do doanh nghiệp này đứng tên công bố
không còn đáp ứng đầy đủ yêu cầu về an toàn thực phẩm theo Nghị định
15/2018/NĐ-CP, dẫn đến việc bị thu hồi giấy tiếp nhận bản công bố.
Danh sách 18 sản phẩm thực phẩm chức năng của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam đã bị thu hồi giấy công bố.
Danh sách cụ thể các sản phẩm chưa được công bố, nhưng theo
thông lệ, các doanh nghiệp sẽ buộc phải ngừng lưu hành, tiến hành thu hồi toàn
bộ lô hàng trên thị trường và báo cáo kết quả về Cục An toàn thực phẩm đúng thời
hạn quy định.
Cục ATTP yêu cầu Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam, Phòng
Quản lý sản phẩm thực phẩm cùng các phòng ban liên quan khẩn trương thực hiện
các thủ tục liên quan đến thu hồi, đồng thời chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
pháp luật nếu tiếp tục lưu hành các sản phẩm không còn giá trị pháp lý.
Không chỉ Abbott Việt Nam, Trước đó, Công ty TNHH MTV Dịch
vụ Thương mại Hà Vy (Bình Phước) cũng bị thu hồi giấy công bố đối với 3 sản phẩm: Trà thảo mộc Vy & Tea (số giấy
1179/2018/ĐKSP, cấp ngày 9/4/2018); Đào Hoa Ngọc (số giấy 320/2018/ĐKSP, cấp ngày 21/3/2018); Smen (số giấy
9413/2019/ĐKSP, cấp ngày 5/8/2019)
Nguyên nhân là do các sản phẩm này không còn đáp ứng các yêu
cầu về chất lượng, thành phần, tiêu chuẩn an toàn, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho
sức khỏe người tiêu dùng.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cảnh giác cao độ
với các loại thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng,
không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoặc chưa được cơ quan chức năng cấp phép công bố
theo quy định.
Ca sĩ Đoàn Di Băng đã chính thức lên tiếng về thông tin lô sản phẩm dầu gội Hanayuki Shampoo thuộc công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group do chồng cô là ông Nguyễn Quốc Vũ làm đại diện pháp luật, bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm Hanayuki Shampoo (chai 300g) trên phạm vi toàn quốc do vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn mỹ phẩm.
Mỗi dịp hè đến, nhu cầu làm đẹp và chăm sóc da của người tiêu dùng, đặc biệt là nữ giới, lại tăng mạnh. Tuy nhiên, song hành cùng nhu cầu là nguy cơ sử dụng phải mỹ phẩm kém chất lượng, gây dị ứng, tổn thương da, thậm chí để lại hậu quả lâu dài về sức khỏe.
Hơn 60 tấn sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không rõ nguồn gốc, nhái nhãn mác nhiều công ty vừa bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang tạm giữ. Điều đáng lo ngại là các chế phẩm này được pha trộn, đóng gói ngay tại một cơ sở thủ công, không đủ điều kiện sản xuất.
Chỉ trong một tuần đầu tháng 6/2025, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã liên tiếp phát hiện và xử lý hàng loạt vụ vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, trong đó có thực phẩm “bẩn” và hàng nhái, tiềm ẩn nguy cơ lớn với người tiêu dùng.
Tóc xoăn bồng bềnh, gọn gàng chuẩn salon là điều nhiều chị em mong muốn. Nhưng khi mua máy uốn tóc giá rẻ trên mạng, không ít người rơi vào cảnh “xài một lần rồi vứt”, cuối cùng vẫn phải bù tiền mua hàng chính hãng.
Nguyễn Khánh Tùng (Tùng Moscow) vừa bị bắt tạm giam vì cầm đầu đường dây buôn lậu, bán hàng hiệu giả quy mô lớn, trong đó có giày dép nhập lậu từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc, trị giá hàng trăm triệu đồng.