Pharmacity thu hồi 4 loại TPCN liên quan vụ hàng giả của Herbitech
Thứ ba, 13/05/2025 15:51 (GMT+7)
Hệ thống nhà thuốc Pharmacity thông báo thu hồi khẩn cấp 4 sản phẩm thực phẩm chức năng do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech sản xuất.
Ngày 13/5, hệ thống nhà thuốc Pharmacity thông báo thu hồi
khẩn cấp 4 sản phẩm thực phẩm chức năng do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech sản
xuất. Đây là động thái chủ động nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng
sau khi cơ quan chức năng xác định một số sản phẩm của Herbitech là hàng giả.
Bốn sản phẩm bị thu hồi gồm: PMC Hoạt Huyết;
PMC Ginkgo Biloba; PMC
Joint Care; PMC Liver
Support.
Các sản phẩm này được Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng Giang Sài
Gòn đăng ký, công bố và phân phối. Hiện Pharmacity đã tạm ngừng toàn bộ hoạt động
kinh doanh liên quan đến các sản phẩm trên, đồng thời triển khai chương trình
hoàn tiền 100% cho khách hàng đã mua.
"Quý khách hàng đã mua các sản phẩm trên có thể mang sản
phẩm đến bất kỳ nhà thuốc Pharmacity nào trên toàn quốc để được hỗ trợ hoàn tiền
một cách nhanh chóng và thuận tiện", Pharmacity khẳng định.
hệ thống nhà thuốc Pharmacity thông báo thu hồi khẩn cấp 4 sản phẩm thực phẩm chức năng do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech sản xuất gồm: PMC Hoạt Huyết; PMC Ginkgo Biloba; PMC Joint Care; PMC Liver Support. Ảnh: Pharmacity
Theo Pharmacity, trước khi phân phối ra thị trường, đơn vị
đã chủ động chi kinh phí để kiểm định định kỳ các sản phẩm tại Viện Kiểm định
và Kiểm nghiệm chất lượng VNTest - một tổ chức khoa học công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp
phép hoạt động. Kết quả từ các đợt kiểm định, cùng với báo cáo từ Công ty Dược
phẩm Hoàng Giang Sài Gòn, cho thấy cả bốn sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng
theo hồ sơ công bố được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phê duyệt.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Công ty Herbitech đang bị điều tra
hình sự, Pharmacity vẫn quyết định ngừng kinh doanh các sản phẩm nói trên để đảm
bảo an toàn tối đa cho người tiêu dùng.
“Nhà thuốc Pharmacity sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức
năng để xuất trình các lô sản phẩm này nhằm đảm bảo tính minh bạch cao nhất và
chia sẻ tất cả các báo cáo thử nghiệm mà Nhà thuốc Pharmacity đã nhận được từ
Công ty TNHH Dược Phẩm Hoàng Giang Sài Gòn để phục vụ cho công tác điều tra”, theo thông cáo của Pharmacity.
Trước đó, ngày 28/4, Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông
Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Herbitech cùng ba đồng phạm,
đồng thời khám xét nơi sản xuất và thu giữ hơn 115 mẫu sản phẩm có dấu hiệu giả
mạo. Hai sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 do Herbitech sản xuất đã được
Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an xác định là hàng giả.
Sản phẩm Baby Shark do Herbitech sản xuất đã được Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an xác định là hàng giả.
Ngoài vụ việc của Herbitech,
thời gian qua cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện nhiều đường dây sản xuất,
buôn bán thuốc giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả với quy mô lớn. Điển
hình là đường
dây sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột giả cho người tiểu đường, trẻ sinh non, người
suy thận… với doanh thu gần 500 tỷ đồng. Hay vụ thuốc tân dược giả quy mô toàn quốc tại Thanh Hóa, với 14
bị can bị bắt giữ.
Trước tình trạng đáng báo động, Thủ tướng Chính phủ Phạm
Minh Chính đã yêu cầu các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Công
Thương... tăng cường kiểm tra, điều tra và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất,
buôn bán hàng giả trong lĩnh vực dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng cũng yêu cầu rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật
liên quan nhằm khắc phục bất cập, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ hơn trong công
tác quản lý sản xuất, kinh doanh các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
cộng đồng.
Liên quan đến loạt vụ việc sữa giả, thuốc giả gây chấn động dư luận, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục phát hiện hai sản phẩm từ vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech thực hiện. Hai sản phẩm bị xác định là hàng giả gồm MEDI KID CALCIUM K2 và Ăn ngon BABY SHARK.
UBND TP Hà Nội chỉ đạo toàn hệ thống chính quyền vào cuộc, lập đoàn kiểm tra liên ngành, mở chuyên án điều tra sâu rộng các hành vi sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm chức năng (TPCN) giả và mỹ phẩm kém chất lượng trên địa bàn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 55/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ ngành, địa phương trên cả nước tăng cường phối hợp, khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 88/CĐ-TTg ngày 12/6/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.
Ngày 13/6, Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, lực lượng CSGT Hà Tĩnh kiểm tra xe khách chạy tuyến Quảng Ninh - Vĩnh Phúc, phát hiện 240kg chả mực đông lạnh không rõ nguồn gốc được vận chuyển trong đêm. Vụ việc đang được bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý.
Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ sau đại dịch, người tiêu dùng Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức về gian lận thương mại, hàng giả, quảng cáo sai sự thật. Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VICOPRO) đang nỗ lực đổi mới toàn diện để bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng của người dân.
Trước thực trạng xuất hiện nhiều loại tiền giả mệnh giá lớn, Công an tỉnh Bắc Ninh vừa phát đi thông báo cảnh báo người dân, đồng thời hướng dẫn cụ thể cách phân biệt giữa tiền thật và tiền giả mệnh giá 500.000 đồng qua chất liệu, hình ảnh, kỹ thuật in ấn và phản ứng dưới ánh sáng.
Đêm 12/6, đoàn liên ngành TP Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất công tác giết mổ lợn tại Chi nhánh NM3 của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, đặt tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ). Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần cơ sở này bị đưa vào diện kiểm tra giám sát.
Gần 80 tấn chất lỏng màu đen nghi là dầu FO không có hóa đơn chứng từ, trị giá hơn 1 tỷ đồng, vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Bình Định phát hiện khi đang trên đường vận chuyển từ Vũng Tàu ra miền Trung để tiêu thụ.
Hơn 68 tấn nội tạng và thịt động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ hợp lệ, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện tại nhiều kho lạnh ở các quận huyện trên địa bàn TP HCM.