Viện Dinh dưỡng yêu cầu Nestlé Việt Nam gỡ nội dung quảng cáo gắn mác sai lệch
Thứ tư, 14/05/2025 17:38 (GMT+7)
Viện Dinh dưỡng Quốc gia lên tiếng sau khi bị gắn tên trong quảng cáo sản phẩm sữa Nestlé Milo, yêu cầu Nestlé Việt Nam gỡ bỏ nội dung vi phạm và tuân thủ đúng quy định pháp luật về truyền thông, quảng cáo thực phẩm.
Vừa qua (ngày
21/4), Viện Dinh dưỡng
(Bộ Y tế) đã có văn bản số 368 gửi Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, yêu cầu rà
soát và gỡ bỏ các nội dung truyền thông liên quan đến sản phẩm sữa lúa mạch uống liền Nestlé Milo nếu có sử dụng tên hoặc kết quả nghiên cứu của Viện một cách
không phù hợp.
Đây là động thái mạnh mẽ nhằm siết chặt công tác quảng cáo
sau loạt vụ việc gây hoang mang dư luận, điển hình là đường dây sản xuất, buôn
bán sữa giả bị Bộ Công an triệt phá đầu tháng 4/2025.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia yêu cầu Công ty TNHH Nestlé Việt Nam rà soát và gỡ bỏ các nội dung truyền thông liên quan đến sản phẩm sữa lúa mạch uống liền Nestlé Milo nếu có sử dụng tên hoặc kết quả nghiên cứu của Viện một cách không phù hợp.
Theo TS.BS Nguyễn Hồng Trường - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, từ
tháng 6/2022 đến 3/2023, Viện đã phối hợp Nestlé Việt Nam triển khai đề tài
khoa học mang tính khảo sát thực nghiệm tại cộng đồng với 576 học sinh tiểu học
ở tỉnh Ninh Bình. Đề tài này đánh giá tác động của việc kết hợp giáo dục thể chất
và sử dụng sản phẩm Nestlé Milo đến tình trạng dinh dưỡng, thể lực và trí lực của
trẻ em.
Tuy nhiên, theo
ông Trường, Viện Dinh dưỡng
không hề cấp phép hay cho phép sử dụng tên Viện trong bất kỳ hoạt động quảng
cáo nào của Nestlé Việt Nam. Việc đưa tên Viện vào nội dung quảng bá khi chưa có thỏa
thuận chính thức là hành vi sai lệch, cần chấn chỉnh nghiêm.
Căn cứ kết quả nghiên cứu đã
được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở, ba kết luận chính được đưa ra gồm: Không có cải thiện rõ rệt về tình trạng
dinh dưỡng của học sinh sau 3 tháng can thiệp. Có cải thiện tố chất thể lực (sức mạnh, sức nhanh, độ bền, sự
khéo léo...) khi kết hợp giáo dục thể chất với sử dụng sản phẩm Milo. Không ghi nhận hiệu quả cải thiện trí lực
của học sinh.
Dù một số yếu tố thể chất được cải thiện, nhưng việc truyền
thông sản phẩm Milo như một giải pháp dinh dưỡng toàn diện hay có tác dụng vượt
trội về phát triển trí lực là không đúng với kết quả nghiên cứu.
Trước văn bản của Viện Dinh dưỡng, Nestlé Việt Nam đã có phản
hồi chính thức tại công văn số 23 ngày 24/4, khẳng định sẽ “ngay lập tức rà
soát các nội dung quảng cáo hiện hành” và nhắc nhở các đối tác truyền thông
tuân thủ nghiêm quy định pháp luật.
Tuy nhiên, theo TS.BS Nguyễn Hồng Trường, Viện Dinh dưỡng vẫn
tiếp tục yêu cầu doanh nghiệp này báo cáo cụ thể tiến độ xử lý và rà soát toàn
bộ nội dung quảng cáo, tránh tiếp diễn tình trạng sử dụng tên cơ quan chuyên
môn để làm tăng uy tín cho sản phẩm một cách không đúng bản chất.
Trước đó, ngày 17/4/2025, Bộ Y tế đã có công văn số
2310/BYT-ATTP gửi các đơn vị trực thuộc và các tổ chức y dược trên cả nước, cảnh
báo tình trạng bác sĩ, dược sĩ và cán bộ y tế tham gia vào hoạt động quảng cáo
thực phẩm, gây hiểu nhầm và thổi phồng công dụng sản phẩm.
Bộ yêu cầu các đơn vị khẩn trương rà soát, xử lý vi phạm nếu
có, đồng thời yêu cầu báo cáo về Bộ để có phương án chấn chỉnh toàn ngành.
Cục An toàn thực phẩm tiếp tục mạnh tay thu hồi thêm giấy phép quảng cáo 14 sản phẩm của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam. Trước đó, Cục cũng đã thu hồi hiệu lực 18 giấy công bố sản phẩm của công ty này.
Yến sào giá chỉ từ 15.000 đồng/hũ, quảng cáo "99% nguyên chất", từng giúp cặp đôi KOC đình đám Quyền Leo Daily đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, nay lại trở thành tâm điểm nghi vấn. Chủ thương hiệu bất ngờ tuyên bố dừng bán, đổ cho người tiêu dùng "toxic".
Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm tra thực phẩm, sữa giả và sản phẩm kém chất lượng, tăng cường xử lý quảng cáo sai sự thật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Công an tỉnh Sóc Trăng phát hiện kho chứa gần 8 tấn hàng hóa là sữa, thực phẩm chức năng, rượu và một số mặt hàng tiêu dùng khác không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An đã liên tiếp phát hiện và xử lý hai vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến thực phẩm không rõ nguồn gốc và nhập lậu, tổng số hàng hóa bị tạm giữ lên tới 3,6 tấn.
Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện và xử lý gần 1,2 tấn hoa quả không rõ nguồn gốc xuất xứ tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái... , trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Giá điện bán lẻ vừa được điều chỉnh tăng lên 4,8%. Mức điều chỉnh này, dù được lý giải là để bù đắp chi phí đầu vào, đã làm dấy lên lo ngại về làn sóng tăng giá hàng hóa và dịch vụ theo kiểu “té nước theo mưa”.
Cục An toàn thực phẩm tiếp tục mạnh tay thu hồi thêm giấy phép quảng cáo 14 sản phẩm của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam. Trước đó, Cục cũng đã thu hồi hiệu lực 18 giấy công bố sản phẩm của công ty này.