Giá mận hậu đầu mùa 'chát', tiểu thương nhập nhỏ giọt
Giá mận hậu đầu mùa tại Hà Nội tăng gấp đôi so với chính vụ, các cửa hàng chỉ nhập số lượng ít và bán hết trong ngày do giá biến động mạnh.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Mô hình "thanh toán trước nhận rau sau" đáp ứng nhu cầu người bận rộn. Dù kén người dùng nhưng nhiều nhà cung cấp vẫn giao hàng tấn rau mỗi tháng.
Trong xu hướng hiện đại, khi sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian trở thành ưu tiên của người tiêu dùng, mô hình thanh toán trước nhận rau sau đang dần trở thành giải pháp lý tưởng. Mô hình này giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận nông sản, tiết kiệm thời gian mà không cần lo lắng về việc đi chợ hay tìm kiếm nguồn cung cấp.
Từng là Biên tập viên truyền hình nhưng chị Hoàng Thị Huyên lại từ bỏ môi trường công sở, để xây dựng một mô hình kinh doanh rau xanh 'mua trước nhận sau' tại Nam Từ Liêm (Hà Nội) nhằm đáp ứng nhu cầu của những khách hàng bận rộn, đặc biệt là giới trẻ sống ở các khu chung cư.
Chị Huyên cung cấp các gói sản phẩm theo tháng, mỗi gói gồm đa dạng loại rau củ quả tươi theo mùa. Các gói rau theo tháng có giá từ 580 nghìn đồng (lựa chọn cho người độc thân) đến 1,2 triệu đồng/tháng dành cho gia đình đông người. Chị giao hàng khoảng 8 lần mỗi tháng.
Tương tự mô hình của chị Huyên, doanh nghiệp của chị Trương Thị Mỹ Hạnh (30 tuổi, Lâm Đồng) cung cấp dịch vụ bán rau từ năm 2018. Các "combo" rau theo năm từ 6,8 đến 20 triệu đồng/năm, tùy thuộc vào số lượng và loại rau cho cho khách hàng lựa chọn.
Đối tượng khách hàng của chị Huyên, chị Hạnh là những gia đình bận rộn, không có thời gian đi chợ. Thay vì giao hàng rồi mới nhận tiền, khách hàng của chị sẽ thanh toán trước rồi mới nhận hàng. Việc này các chủ cửa hàng luôn đảm bảo dòng tiền ổn định.
Theo chị Huyên, ban đầu, nhiều khách hàng cũng hoài nghi và đặt câu hỏi về dịch vụ "trả tiền trước" nhưng sau khi thử sử dụng, họ dần quen và nhận thấy sự tiện lợi. Dần dần, số lượng khách hàng tăng lên, và hệ thống người mua được xây dựng vững chắc hơn. Những khách hàng cũ chia sẻ với bạn bè, giúp dịch vụ ngày càng được nhiều người biết đến và tin tưởng.
Mỗi tháng, chị Huyên bán khoảng 2 tấn rau cho khách hàng. Nguồn hàng chủ yếu từ 2 trang trại tại Hà Nội và 1 trang trại tại Mộc Châu (Sơn La).
Mặc dù đã có tệp khách hàng ổn định nhưng chị Huyên, chị Hạnh vẫn gặp phải không ít khó khăn trong việc mở rộng thị trường do lợi nhuận thấp, không thể thực hiện được những chiến dịch quảng cáo quy mô lớn.
Bên cạnh đó, các đơn đặt hàng xa như Sơn Tây hay Vĩnh Phúc gặp khó khăn do chi phí vận chuyển cao và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt, rau là loại sản phẩm đặc thù dễ hỏng, héo nên phải đóng gói nhanh chóng. Do hạn sử dụng ngắn, việc chăm sóc khách hàng cũng phức tạp. Dù gặp thời tiết không thuận lợi hoặc giá rau tăng cao, các chủ cửa hàng vẫn giữ nguyên giá để duy trì chất lượng dịch vụ và lòng tin từ khách hàng.
Một trường hợp gần đây phản ánh rõ khó khăn mà farm gặp phải khi một khách hàng nhận được 3 quả bí. Bên ngoài, quả bí có vẻ bình thường nhưng khi mở ra, bên trong lại bị hỏng và có dấu hiệu bị sâu ăn.
"Chúng tôi đã gặp nhiều tình huống không mong muốn, nhưng thực tế, việc thu hoạch rau quả tươi không phải lúc nào cũng ổn định, đặc biệt khi giao hàng cho những khách hàng ở xa. Do vậy, mô hình này khá kén khách", Chị Hạnh chia sẻ.
Để khắc phục những khó khăn trên, các chủ cửa hàng tìm mọi giải pháp để tiết kiệm chi phí tối đa nhằm duy trì và phát triển công việc. Thay vì mở cửa hàng, chị Huyên tập trung bán hàng qua các nền tảng online. Chị không đầu tư mạnh vào quảng cáo mà xây dựng thương hiệu cá nhân qua các kênh mạng xã hội, chia sẻ câu chuyện về nông sản và những người nông dân để tạo lòng tin và kết nối với khách hàng. Những video ngắn, dễ hiểu và đầy cảm hứng về quá trình sản xuất rau đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng.
Chị Huyên còn lập hội nhóm khách hàng có hơn 350 thành viên trên Facebook để chăm sóc và tương tác trực tiếp, đồng thời lên thực đơn cho khách mỗi tuần. Thêm vào đó, sau mỗi lần giao hàng, chị sẽ gửi báo cáo chi tiết, bao gồm lượng rau thực tế đã giao và lượng rau còn lại trong gói dịch vụ để khách hàng dễ dàng theo dõi. Đến cuối tháng, chị sẽ thông báo cho khách hàng để họ có thể tiếp tục gia hạn.
Với những nỗ lực kể trên, từ năm 2023 đến nay, chị Huyên đã có khoảng hơn 200 người, chủ yếu thông qua các nhóm cư dân trực tuyến.
Ngoài việc cung cấp rau sạch, chị Huyên còn kết hợp bán thêm các sản phẩm rau củ khác cho những khách hàng không mua rau theo gói, với mức giá từ 49.000 đến 141.000 đồng. Đến nay, chị đã bán được gần 140 nghìn sản phẩm trên Tiktok shop.
Còn chị Hạnh lại quyết định kết hợp mô hình "mua trước nhận sau" này với ngành nghề lõi của công ty là kinh doanh du lịch và nghỉ dưỡng, để phát triển song song. Chủ trang trại này lập ra các chương trình cho khách lưu trú, những người yêu thiên nhiên và đam mê nông sản sạch bằng việc phát triển mô hình trải nghiệm tự túc, tự cấp, mang đến trải nghiệm chân thật, giúp khách hàng cảm nhận rõ hơn chất lượng sản phẩm.
Dù hành trình còn nhiều gian nan, chị Huyên và chị Hạnh đều tin rằng mô hình của mình sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Qua thời gian, dịch vụ này sẽ giúp cải thiện thói quen tiêu dùng của người dân, mang lại giải pháp tiện lợi và chất lượng cho các gia đình bận rộn, đồng thời góp phần xây dựng một cộng đồng tiêu dùng nông sản.