Giá thịt heo tăng từng ngày: Người dân thắt chặt chi tiêu, tiểu thương lo giữ khách
Giá thịt heo tại chợ tăng từng ngày, các tiểu thương phải bán với mức lợi nhuận thấp hơn để giữ chân khách hàng.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Với giá khá cao từ 120.000 đồng tới 220.000 đồng/cân tùy loại, mỡ lợn đen vẫn được nhiều người săn đón tìm mua.
Mỡ lợn từng là nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm trong mỗi bữa ăn gia đình. Nhưng mỡ lợn đen - loại mỡ quý hiếm, khó kiếm lại được rao bán với giá "cắt cổ", chỉ dành cho những gia đình có thu nhập cao.
Khảo sát trên các chợ online, chị Châu, tiểu thương bán thịt lợn đen tại Điện Biên, cho biết, mỡ khổ của lợn đen được bán với giá khoảng 180.000 đồng/kg, còn mỡ nạc nọng đắt hơn, lên tới 200.000 - 220.000 đồng/kg ngang bằng thịt thượng hạng.
Theo chị Châu, mỗi khách hàng thường đặt từ 2-4kg để tiết kiệm phí vận chuyển và sử dụng dần. Do đó, chị Châu chỉ gom được khoảng 50-100kg/tuần.
Loại lợn này thường được nuôi dài ngày, mất từ 1-2 năm mới xuất chuồng, vì vậy, sản lượng giết mổ không nhiều, chất lượng mỡ rất đặc biệt, ngon hơn với các loại mỡ thông thường. Để có đủ hàng, chị phải thu mua từ nhiều đầu mối ở Điện Biên, sau đó chia thành từng túi hút chân không để bảo quản và phân phối.
Tương tự như chị Châu, chị Mai Linh, một đầu mối chuyên bỏ sỉ thịt mỡ lợn đen tại Hà Nội, cũng chia sẻ về sự khác biệt giữa các loại mỡ lợn đen: "Mỡ khổ có giá khoảng 130.000 đồng/kg, thường chứa nhiều mỡ nước, phù hợp với những ai thích chế biến món mỡ hành hay mỡ chiên giòn. Trong khi đó, mỡ nọng lẫn thịt có giá nhỉnh hơn, khoảng 140.000 đồng/kg, nhưng lại cho lượng tóp mỡ ít hơn, thích hợp để làm món xào hay nấu các món hầm, đậm đà hơn".
Những con lợn đen được nuôi thả tự nhiên, ăn rau cỏ và không sử dụng cám công nghiệp hay chất tăng trọng tại Điện Biên và các vùng núi cao phía Bắc. Mỡ từ những con lợn này có độ dày, mềm mịn và thơm ngon đặc trưng.
Khi rán lên, mỡ sẽ cho ra nước trong vắt, không có mùi hôi khó chịu như mỡ lợn công nghiệp mà thay vào đó là hương vị béo ngậy, thanh mát. Chính vì vậy, loại mỡ này ngày càng được săn đón và ưa chuộng bởi những người yêu thích ẩm thực sạch, an toàn và tự nhiên. Phần lớn khách hàng của chị Linh đều là những khách quen.
Đồng quan điểm với các tiểu thương khác, anh Dũng, một tiểu thương bán thịt lợn tại Hoàn Kiếm cho hay: "Mỡ lợn thường chỉ có giá khoảng 60.000 đồng/cân trong khi mỡ lợn đen có giá 120.000 đồng - 150.000 đồng/kg".
Theo anh Dũng, dù thịt mỡ lợn đen đắt đỏ nhưng không phải lúc nào cũng có hàng. Một con lợn đen nặng 50 kg có thể cho từ 7-12kg mỡ, trong khi lợn thường nặng 100kg có thể cho 15-25 kg mỡ.
Khảo sát những người dân tại các chợ "nhà giàu"ở phố cổ, TP Hà Nội cho thấy, không chỉ tiểu thương mà ngay cả những người "sành ăn" cũng thừa nhận sự khác biệt rõ rệt của mỡ lợn đen. Bà Ún (Hàng Bè, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: "Mỡ lợn đen giờ rất hiếm, thị trường chủ yếu là lợn trắng công nghiệp. Nhưng ai đã từng ăn mỡ lợn đen sẽ ngay lập tức nhận ra sự béo ngậy mà không ngấy, rán lên có hương thơm đặc trưng, ngon hơn mỡ lợn trắng rất nhiều".
Theo bà Ún, mỡ lợn đen khi dùng để làm mỡ hành, mỡ chiên giòn hay thậm chí là mỡ xào, đều khiến món ăn thêm phần đậm đà. Dù giá cả có cao hơn mỡ lợn trắng, nhưng với những người yêu thích ẩm thực tinh tế, mỡ lợn đen là sự lựa chọn không thể thiếu.
Thường xuyên dùng mỡ lợn đen để nấu ăn, chị Thanh Huyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: "Gia đình tôi rất ưa chuộng loại mỡ lợn đen nhưng để mua được một miếng mỡ ngon, đảm bảo chất lượng thì không hề dễ dàng. Tôi thường phải nhờ người quen từ Điện Biên gửi xuống dưới Hà Nội".
Theo chị Huyền, mỡ lợn đen mặc dù đắt đỏ, nhưng lại là loại thực phẩm sạch, tự nhiên và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Với nguồn cung khan hiếm, quy trình sản xuất công phu và hương vị đặc biệt, mỡ lợn đen đang dần trở thành một đặc sản thực sự trên thị trường thực phẩm Việt Nam.
Lợn đen Tây Bắc là giống lợn bản địa phổ biến ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình. Giống lợn này được nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên bởi các đồng bào dân tộc như Thái, Mông, Dao.
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, năm 2024, sản lượng thịt lợn hơi cả nước ước đạt 5 triệu tấn, tăng 3,7% so với năm 2023. Tại các trang trại lớn, lợn công nghiệp như Landrace, Yorkshire (Đại Bạch) được nuôi phổ biến nhờ khả năng tăng trưởng nhanh và tỷ lệ nạc cao.
Giống này có thời gian sinh trưởng chậm, thường được nuôi thả rông. Thịt lợn đen săn chắc, bì dày, thơm ngon. Chính phương thức chăn nuôi đặc biệt cùng nguồn gốc bản địa đã khiến mỡ lợn đen Tây Bắc trở thành mặt hàng đắt đỏ, được giới sành ăn săn lùng.