Ẩn video giữa nghi vấn vịt sấy dẻo nhập từ Trung Quốc, Vịt 34 nói: Dừng bán để điều chỉnh hương vị
Thứ ba, 20/05/2025 15:14 (GMT+7)
Trước nghi vấn vịt sấy dẻo 34 có nguồn gốc từ Trung Quốc, đóng gói lại tại Việt Nam, chủ thương hiệu khẳng định "100% vịt nuôi và sản xuất tại Việt Nam".
Xôn xao vịt sấy dẻo 34 nhập hàng Trung Quốc
Vào khoảng đầu tháng 3, tài khoản TikTok được cho là của doanh nhân Phạm Xuân Kiển (sinh năm 1988) - chủ của chuỗi Vịt 34 đăng tải một video ghi lại cảnh trải nghiệm món vịt sấy dẻo tại Trung Quốc. Trong đoạn clip, anh Kiển nhiều lần khẳng định sẽ mang toàn bộ quy trình và nhà máy sản xuất vịt sấy dẻo về Việt Nam để triển khai sản phẩm nội địa.
Sau đó 20 ngày, chuỗi Vịt 34 đã nhanh chóng gắn giỏ hàng và bắt đầu mở bán sản phẩm vịt sấy dẻo trên các nền tảng thương mại điện tử. Theo nhà hàng, vịt sấy dẻo là sản phẩm đầu tiên được hệ thống triển khai bán online sau thời gian dài bán hàng offline. Sản phẩm có hai vị: cay và tê cay, hạn sử dụng 30 ngày. Giá niêm yết 256.000 đồng/con nhưng đang được trợ giá còn 189.000 đồng/con.
Hình ảnh chuỗi vịt 34 quảng cáo vịt sấy dẻo hồi tháng 3. (Ảnh chụp màn hình)
Cùng thời điểm nói trên, trong một video giới thiệu sản phẩm, tài khoản TikTok "chân gà VA FOOD" từng cho biết: “Đây là sản phẩm của anh Kiển mới ra. Tại Việt Nam chắc anh là người đầu tiên làm vịt sấy dẻo đúng không? Ý tưởng từ đâu mà ra vậy anh?”, góp phần đẩy độ hot của sản phẩm lên cao.
Điều đáng nói, vài ngày gần đây, một đoạn clip được chia sẻ trên TikTok đăng tải hình ảnh đang xử lý vịt sấy Trung Quốc có hình dáng gần như giống hệt với sản phẩm của Vịt 34. Ngay sau khi hình ảnh này lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người dùng đã ồ ạt kéo vào phần bình luận của tài khoản mạng xã hội thuộc hệ thống Vịt 34, để lại loạt phản ứng đầy hoài nghi. Không ít bình luận bày tỏ sự hoang mang: “Vịt này toàn hàng thải Trung Quốc à?”, “Sao lại âm thầm xóa hết video liên quan?”, hay “Mới đặt mua 5 con chưa ăn hết mà giờ thấy tin thế này chắc phải mang đi kiểm định thôi, vịt này mình check bên Trung chỉ có 15 tệ/con (54 nghìn đồng)”.
Những dòng bình luận dồn dập đặt dấu hỏi lớn về nguồn gốc sản phẩm, nghi ngờ vịt sấy dẻo của Vịt 34 có thể là hàng Trung Quốc, chỉ đóng gói lại tại Việt Nam. Làn sóng nghi ngại lan nhanh, khiến nhiều người tiêu dùng cảm thấy hoang mang về sản phẩm này.
Nhiều bình luận nghi ngờ vịt sấy dẻo của Vịt 34 là hàng nhập khẩu. (Ảnh chụp màn hình)
Ngay sau đó, chuỗi nhà hàng Vịt 34 bất ngờ gỡ bỏ toàn bộ video quảng bá sản phẩm “vịt sấy dẻo” khỏi các nền tảng mạng xã hội như TikTok, fanpage và website chính thức. Động thái nói trên diễn ra đúng thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về tăng cường kiểm tra, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ rằng sản phẩm “vịt sấy dẻo 34” có thể gặp vấn đề về nguồn gốc, chất lượng.
Hiện hệ thống Vịt 34 đã gỡ bỏ toàn bộ các video quảng bá món “Vịt sấy dẻo” khỏi TikTok, fanpage, website... (Ảnh chụp màn hình)
Ngày 20/5, phóng viên trong vai một người tiêu dùng có nhu cầu đặt mua vịt sấy dẻo đã liên hệ trực tiếp với hệ thống cửa hàng để tìm hiểu thực hư, đại diện thương hiệu cho biết đang tạm dừng bán để điều chỉnh lại gia vị. Khi được hỏi thời điểm mở bán trở lại, phía cửa hàng cho biết chưa có lịch cụ thể và khuyến nghị khách hàng theo dõi fanpage để cập nhật.
“Đang có một vài khách phản hồi về việc sản phẩm hơi cay và mặn, nên dừng bán để điều chỉnh lại hương vị”, đại diện cửa hàng nói.
Ngoài ra, theo vị này, việc các clip quảng bá sản phẩm biến mất khỏi TikTok là do phía cửa hàng tạm ẩn: “Hiện không có hàng bán, nhiều khách vào hỏi mà không mua được nên quyết định ẩn clip để tránh phiền hà”.
Về nghi vấn nhập hàng Trung Quốc, đại diện vịt 34 bác bỏ và khẳng định: “100% vịt nuôi và sản xuất tại Việt Nam”.
Liên quan đến vấn đề kiểm định chất lượng và quy trình sản xuất, đại diện Vịt 34 cho biết, hiện cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, phía doanh nghiệp chưa công khai bất kỳ tài liệu hay giấy tờ kiểm định nào liên quan đến nguồn gốc, nguyên liệu hay dây chuyền sản xuất.
Hệ sinh thái kinh doanh của chuỗi Vịt 34
Vịt 34 là thương hiệu gắn liền với doanh nhân Phạm Xuân Kiển (sinh năm
1988), người thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội để quảng bá cho thương hiệu.
Sau hơn 10 năm hoạt động, hệ thống này hiện có 15 nhà hàng tại Hà Nội và
TP HCM, chuyên phục vụ các món ăn từ vịt, được đánh giá là phù hợp với thị hiếu
của nhiều đối tượng khách hàng.
Theo tra cứu hồ sơ doanh nghiệp, bên cạnh vai trò sáng lập thương hiệu Vịt 34, ông Kiển còn là chủ sở hữu
Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Nga Xuân – doanh nghiệp được thành lập từ
tháng 3/2019, đặt trụ sở tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Khi mới
thành lập, công ty có vốn điều lệ 500 triệu đồng, chuyên kinh doanh nhà hàng và
dịch vụ ăn uống lưu động. Đến tháng 7/2020, vốn điều lệ được nâng lên 5 tỷ đồng.
Cơ cấu cổ đông không được tiết lộ, tuy nhiên ông Kiển vẫn giữ vai trò Giám đốc
kiêm Người đại diện pháp luật.
Đại diện cửa hàng khẳng định: “100% vịt được nuôi và sản xuất tại Việt Nam”. Ảnh Fanpage Vịt 34
Dư luận hiện đang dành sự quan tâm đặc biệt không chỉ tới nguồn gốc của
sản phẩm vịt sấy dẻo mà còn về quy mô hoạt động, mức doanh thu và nghĩa vụ thuế
của hệ thống nhà hàng này, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp sở hữu đến 15
chi nhánh tại hai thành phố lớn.
Sự việc Vịt 34 gỡ bỏ hàng loạt nội dung quảng bá, ẩn giỏ hàng và dừng
bán sản phẩm ngay trong cao điểm nghi vấn khiến nhiều người liên tưởng đến các
vụ lùm xùm từng gây ồn ào như vụ lòng xe điếu bị nghi nhập nội tạng đông lạnh
không rõ nguồn gốc, hay vụ kẹo rau củ Kera khiến Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục
lao đao vì bị phản ánh thiếu minh bạch.
Giữa "bão" tranh cãi về món lòng se điếu, Lòng Chát Quán - thương hiệu gắn liền với TikToker Thế Lòng Se Điếu đã chính thức phản hồi dư luận. Quán cam kết không dùng hàng Trung Quốc, không tẩm hóa chất, đồng thời tạm ngừng bán mang về.
Kinh doanh lòng se điếu không rõ nguồn gốc, nếu gây hại sức khỏe, có thể bị phạt hàng tỷ đồng, thậm chí ngồi tù đến chung thân theo Bộ luật Hình sự 2015.
Lòng se điếu - món ăn gây sốt trên mạng xã hội những ngày qua bất ngờ “biến mất” khỏi thực đơn tại 2 cơ sở của hệ thống Lòng Chát ở Hà Nội. Trong khi đó, cơ sở Trần Thái Tông dừng hoạt động đột ngột, cùng thời điểm cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.
Sở Y tế tỉnh Đồng Nai giao Thanh tra Sở Y tế kiểm tra Công ty TNHH thương mại dịch vụ VBGroup (VB Group) của chồng ca sĩ Đoàn Di Băng làm đại diện pháp luật - đơn vị phân phối lô kem chống nắng Hanayuki vừa bị thu hồi.
Trong đợt kiểm tra đột xuất 24 cơ sở kinh doanh dược, thực phẩm và vật tư y tế, lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên đã xử phạt hành chính 8 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 29 triệu đồng. Nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc buộc phải tiêu hủy.
Sau khi ngâm khoảng 30 phút thì người dân phát hiện có nhiều hạt gạo nở mềm hơi nhớt; dùng 2 ngón tay bóp nhẹ thấy giống như hạt cơm đã chín thông thường.
Ngày 20/5, Chi cục QLTT tỉnh Phú Yên (Sở Công thương tỉnh Phú Yên) cho biết, lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên vừa phát hiện 1 xe tải vận chuyển 1.000 kg chả chay không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Giá vàng biến động mạnh, nhu cầu tích trữ tài sản tăng cao, kéo theo hàng loạt chiêu trò lừa đảo mua vàng online nở rộ. Công an TP Hà Nội đã phát cảnh báo khẩn, chỉ rõ những thủ đoạn tinh vi khiến nhiều người mất tiền oan.
Trước phản ánh của báo chí về việc Nestlé Milo sử dụng báo cáo nghiên cứu lâm sàng để truyền thông sản phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã chính thức vào cuộc, yêu cầu Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Sở Y tế Đồng Nai kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định.