Bán lòng se điếu không rõ nguồn gốc có thể bị phạt hàng tỷ đồng, án tù đến chung thân
Chủ nhật, 11/05/2025 09:25 (GMT+7)
Kinh doanh lòng se điếu không rõ nguồn gốc, nếu gây hại sức khỏe, có thể bị phạt hàng tỷ đồng, thậm chí ngồi tù đến chung thân theo Bộ luật Hình sự 2015.
Kinh doanh lòng se điếu không rõ nguồn gốc, nếu gây hại sức khỏe, có thể bị phạt hàng tỷ đồng. Ảnh minh hoạ
Lòng se điếu - phần nội tạng ngon và rất hiếm của heo từ lâu đã được xem là đặc sản trên bàn nhậu. Tuy nhiên,
thời gian gần đây, trên mạng xã hội và một số chợ đầu mối, món ăn này bất ngờ
được rao bán với số lượng lớn, đi kèm lời quảng cáo: “Muốn bao nhiêu cũng có”.
Điều này làm dấy lên nghi ngại trong cộng đồng người tiêu dùng và giới sành ăn
về chất lượng thực sự của loại đặc sản này.
Theo phản ánh của nhiều người tiêu
dùng, có dấu hiệu lòng se điếu đang bị làm giả, chế biến từ nguyên liệu không
rõ nguồn gốc, thậm chí là từ nội tạng động vật đông lạnh lâu ngày, tẩm hóa chất
để tạo mùi. Anh Thanh Tùng Đoàn (Gia Lâm, Hà Nội) đặt câu hỏi: “Nếu các quán
ăn, nhà hàng cố tình bán lòng se điếu không rõ xuất xứ, có thể gây hại sức
khỏe thì có bị xử lý hình sự không?”.
Trả lời câu hỏi trên, luật sư Hoàng
Văn Hà, Giám đốc Công ty Luật ARC Hà Nội cho biết: Nếu sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn
gốc mà không biết đó là hàng giả hoặc kém chất lượng, tổ chức/cá nhân sẽ bị xử
phạt hành chính theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định
38/2021/NĐ-CP và Nghị định 124/2021/NĐ-CP). Mức phạt cá nhân từ 0,5 đến 1 lần
giá trị sản phẩm vi phạm. Đối với tổ chức là từ 1 đến 2 lần giá trị sản phẩm vi
phạm
Đồng thời, buộc tiêu hủy toàn bộ số thực phẩm vi phạm.
luật sư Hoàng Văn Hà, Giám đốc Công ty Luật ARC Hà Nội. Ảnh: NVCC
Nếu biết rõ là hàng giả, có nguy cơ
gây hại sức khỏe nhưng vẫn kinh doanh để kiếm lời, người vi phạm có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm
2017) về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia
thực phẩm”. Mức phạt cá nhân: Tù từ 2 đến 5 năm (khung nhẹ); Tù từ 15 năm đến chung
thân (khung nặng nếu gây hậu quả nghiêm trọng). Đồng thời, phạt tiền từ 20 -
100 triệu đồng, tịch thu tài sản, cấm hành nghề…
Đối với pháp nhân thương mại: Phạt
tiền từ 1 tỷ đến 18 tỷ đồng; Có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc cấm
huy động vốn, cấm hoạt động lĩnh vực liên quan từ 1 - 3 năm
Luật sư Hoàng Văn Hà khuyến nghị:
Người tiêu dùng cần cảnh giác với thực phẩm được rao bán tràn lan, không rõ
nguồn gốc, đặc biệt là món “hiếm” như lòng se điếu. Các chủ cơ sở kinh doanh
cũng cần ý thức rõ ràng rằng: Lợi nhuận từ thực phẩm không rõ nguồn gốc có thể
phải trả giá bằng tài sản, sự nghiệp, thậm chí là tự do.
Lòng se điếu - món ăn gây sốt trên mạng xã hội những ngày qua bất ngờ “biến mất” khỏi thực đơn tại 2 cơ sở của hệ thống Lòng Chát ở Hà Nội. Trong khi đó, cơ sở Trần Thái Tông dừng hoạt động đột ngột, cùng thời điểm cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội đã chính thức đề nghị quận Cầu Giấy vào cuộc xác minh nguồn gốc, xuất xứ mặt hàng thực phẩm tại quán ăn quảng cáo lòng se điếu dài 40m.
Gần 3.500 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu đã bị lực lượng Quản lý thị trường tạm giữ tại 4 cơ sở kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Các hành vi vi phạm bị xử phạt dự kiến hơn 300 triệu đồng.
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận liên tiếp phát hiện và xử lý nhiều vụ buôn bán hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc trong đợt cao điểm kiểm tra từ 15/5 đến 4/6/2025, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cá nhân bán hàng trên mạng có thể bị truy thu thuế nếu không kê khai đúng quy định. Dù kinh doanh nhỏ lẻ trên Facebook, Zalo hay Shopee, người bán vẫn có nghĩa vụ thuế như kinh doanh truyền thống.
Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội vừa phát hiện và tạm giữ hơn 4 tấn táo đỏ nhập lậu tại một cơ sở kinh doanh ở quận Hà Đông. Sự việc làm dấy lên lo ngại về tình trạng thực phẩm “siêu hot” nhưng không rõ nguồn gốc đang tràn lan, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc, hại gan thận, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng nhằm tổng kết hoạt động và đề ra phương hướng cho giai đoạn tới vừa tổ chức tại Thái Nguyên, ông Phạm Văn Quang, Chủ tịch Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh: “Thời gian qua, Hội đã tham gia nhiều hoạt động phối hợp, tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ người tiêu dùng, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến và an toàn thực phẩm, góp phần lan tỏa thông điệp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến doanh nghiệp và người dân.
Hậu quả từ các sản phẩm giả, nhái không chỉ gây thiệt hại tài chính cho người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) mà còn kéo theo khủng hoảng truyền thông, mất niềm tin và nguy cơ pháp lý vào thương hiệu.
Đối với một số người làm kinh doanh - truyền thông - tiếp thị, một trong những thương hiệu thu hoạch “mention” nhiều nhất trong sự kiện Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước 30/4 vừa qua, chắc chắn là VNPAY.