Mỹ phẩm kém chất lượng tràn lan: Nguy cơ dị ứng, nhiễm độc gia tăng
Thứ ba, 06/05/2025 10:30 (GMT+7)
Mỗi dịp hè đến, nhu cầu làm đẹp và chăm sóc da của người tiêu dùng, đặc biệt là nữ giới, lại tăng mạnh. Tuy nhiên, song hành cùng nhu cầu là nguy cơ sử dụng phải mỹ phẩm kém chất lượng, gây dị ứng, tổn thương da, thậm chí để lại hậu quả lâu dài về sức khỏe.
Ma trận mỹ phẩm hàng xách tay
Theo khảo sát, mỹ phẩm hiện nay được
bày bán tràn lan từ các nhà thuốc, cửa hàng mỹ phẩm đến chợ, siêu thị mini và
đặc biệt là các nền tảng online như sàn thương mại điện tử, mạng xã hội
(Facebook, Zalo, TikTok…). Các sản phẩm được quảng cáo là “hàng chính hãng”,
“xách tay Hàn, Nhật, Pháp”, nhưng có giá chênh lệch từ vài chục đến vài trăm
phần trăm, mẫu mã giống nhau khiến người tiêu dùng rơi vào ma trận.
Để đẩy hàng nhanh, nhiều chủ shop tung
ra loạt khuyến mãi "sập sàn", "mua 1 tặng 2", thậm chí
“giải phóng kho”, khiến khách hàng dễ dàng bị thuyết phục mà không hề kiểm tra
kỹ nguồn gốc hay thành phần sản phẩm.
Chị H. gặp phản ứng nặng do mỹ phẩm kém chất lượng. Chỉ sau vài ngày sử dụng, da chị bị nóng rát, đỏ ửng và được chẩn đoán nhiễm độc corticoid khi đi khám tại bệnh viện. Ảnh nhân vật cung cấp
Chị Lâm Thị H. (quận Cầu Giấy, Hà Nội)
là một trong nhiều trường hợp gặp phản ứng nặng do mỹ phẩm kém chất lượng. Vì
da xuất hiện nám, chị đặt mua qua mạng một bộ kem trị nám, kem dưỡng và kem
chống nắng. Chỉ sau vài ngày sử dụng, da chị bị nóng rát, đỏ ửng và được chẩn
đoán nhiễm độc corticoid khi đi khám tại bệnh viện.
Tương tự, anh Trần Đức Thành (Phú
Diễn, Hà Nội) chia sẻ, gần đây, anh mua tặng vợ một bộ kem chống nắng Nhật Bản
có giá khuyến mãi 400.000 đồng (giá gốc 850.000 đồng), nhưng vợ dùng thử thì
phát hiện dung dịch chống nắng bị vón cục, sản phẩm có dấu hiệu bị làm giả khi
không in hạn sử dụng, nắp vặn thay vì nắp bật như hàng cùng loại…
Theo bác sĩ chuyên khoa II Ninh Thị
Thảo - Phòng khám Đa khoa Minh Ngọc, thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân gặp
phải các vấn đề da liễu như viêm da tiếp xúc, sẩn ngứa, herpes… do dùng mỹ phẩm
trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Bác sĩ cho biết: “Dị ứng mỹ phẩm có thể nhẹ với
biểu hiện ngoài da, nhưng cũng có trường hợp nặng gây loét, lan rộng, nếu không
điều trị dứt điểm sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng chất lượng sống”.
Bác sĩ Thảo cũng khuyến cáo: “Sản phẩm
có thương hiệu chưa chắc phù hợp làn da. Điều quan trọng là hoạt chất phù hợp,
được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa”.
Nhiều vụ hàng giả, hàng lậu bị xử lý
Vừa qua, ngày 25/4/2025, Sở Y tế Hà
Nội đã ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc lô sản phẩm kem đêm
Collagen 3D Perfect Whitening Cream (Melasma), số lô CD03B, sản xuất ngày
05/02/2025, do vượt giới hạn thủy ngân cho phép. Sản phẩm do SakurraDream Co.,
Ltd (Nhật Bản) sản xuất, được Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp & Dịch vụ
Linh Anh (Phú Thọ) chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Cục Quản lý Dược yêu cầu tiêu hủy toàn
bộ lô sản phẩm và yêu cầu Công ty Linh Anh báo cáo kết quả thu hồi trước ngày
30/5/2025. Sở Y tế Phú Thọ chịu trách nhiệm giám sát việc thu hồi, xử lý vi
phạm và báo cáo về Bộ Y tế trước 15/6/2025.
Thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Collagen 3D Perfect Whitening Cream Night Cream (Melasma) vượt giới hạn cho phép về hàm lượng thủy ngân, không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Trước đó, lực lượng Quản lý thị trường
đã phát hiện nhiều kho hàng mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Cụ thể, cuối
năm 2024, tại TP Bắc Giang, Đội QLTT số 1 kiểm tra một kho hàng trên đường
Nguyễn Du, thu giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm Trung Quốc, trị giá hơn 658
triệu đồng.
Đầu năm 2025, tại quận Thanh Khê (Đà
Nẵng), Đội QLTT số 3 tạm giữ gần 3.300 sản phẩm mỹ phẩm giả mạo nhãn hiệu
GUCCI, trị giá hơn 40 triệu đồng. Các sản phẩm không có hóa đơn, chứng từ hợp
pháp và đều bị xử lý theo quy định.
Để chấn chỉnh thị trường, Cục Quản lý
Dược đang chủ trì xây dựng Nghị định quản lý mỹ phẩm mới, phối hợp cùng các vụ,
cục liên quan thuộc Bộ Y tế. Nghị định dự kiến có 3 chính sách lớn: Siết chặt
khâu công bố sản phẩm để phù hợp thông lệ quốc tế và Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Tăng
cường hậu kiểm đối với mỹ phẩm lưu hành. Đồng thời, quản lý chặt cơ sở sản xuất
mỹ phẩm, đặc biệt tại nước ngoài.
Nghị định này được kỳ vọng sẽ góp phần
giảm thiểu tình trạng mỹ phẩm kém chất lượng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho doanh nghiệp chân chính.
Theo báo cáo thị trường mỹ phẩm Việt
Nam của Nielsen (công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu), chi tiêu
cho mỹ phẩm tại Việt Nam tuy không cao nhưng đang tăng dần. Statista (nền tảng
trực tuyến hàng đầu cung cấp số liệu thống kê, dữ liệu nghiên cứu thị trường và
thông tin về nhiều ngành công nghiệp, lĩnh vực kinh tế, và các chủ đề xã hội
khác) dự báo quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam đạt 578,77 triệu USD trong năm
2025. Phân khúc giá dưới 500.000 đồng chiếm tới 80% doanh số, với mức bán chạy
nhất là 100.000 - 200.000 đồng.
Theo Tổng cục Thống kê, phụ nữ chiếm
50,1% dân số Việt Nam, là nhóm tiêu dùng chính trong lĩnh vực này. Với ảnh
hưởng từ mạng xã hội, làm đẹp ngày càng được chú trọng và là nhu cầu thiết yếu.
Tuy nhiên, tình trạng giả mạo mỹ phẩm
vẫn phổ biến, đặc biệt các thương hiệu nổi tiếng như Dior, MAC, Shiseido,
GUCCI… bị làm giả tinh vi, tiêu thụ rộng rãi dưới dạng “hàng xách tay giá rẻ”. Trong
bối cảnh ngày càng mở rộng của thị trường mỹ phẩm, việc siết chặt quản lý là
điều cần thiết để đảm bảo an toàn và chất lượng cho người tiêu dùng.
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu thu hồi nhiều sản phẩm thuốc và mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn thành phố, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm Collagen 3D Perfect Whitening Cream Night Cream (Melasma) do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Elite Beauty Asia (Vietnam), có địa chỉ tại tầng 3, Business Center, 258 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3. Mức phạt là 70 triệu đồng kèm theo yêu cầu thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm vi phạm.
Lòng se điếu đang gây tranh cãi trong những ngày vừa qua về nguồn gốc xuất xứ và độ khan hiếm. Loại lòng "cực phẩm" này có thể có giá lên tới gần 2 triệu đồng/kg.
Công an TP Đà Nẵng cảnh báo về hàng loạt Fanpage giả danh khách sạn 5 tràn lan trên Facebook, lừa tiền đặt cọc của du khách bằng chiêu trò khuyến mãi siêu rẻ, cam kết hoàn tiền nhưng sau đó biến mất không dấu vết.
Trong diễn biến giá vàng tăng mạnh, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Công an, Công Thương, Tài chính để siết quản lý thị trường, đẩy mạnh thanh tra các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh vàng.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch vừa qua. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index rơi mạnh hơn 2% về mức 2.169 điểm.
Lực lượng QLTT Thái Nguyên vừa phát hiện ba kho chứa hàng trăm kg thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, trị giá hơn 71 triệu đồng. Toàn bộ hàng vi phạm đã bị tiêu hủy, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm dịp cao điểm.
Hà Nội tăng kiểm tra, thu hồi thuốc kém chất lượng, siết chặt truy xuất nguồn gốc để bảo vệ sức khỏe người dân, ngăn chặn thuốc giả, thuốc không rõ xuất xứ.