Xử phạt, tiêu hủy sữa tắm trẻ em không đạt chuẩn của công ty Elite Beauty Asia
Thứ ba, 04/03/2025 14:52 (GMT+7)
Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Elite Beauty Asia (Vietnam), có địa chỉ tại tầng 3, Business Center, 258 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3. Mức phạt là 70 triệu đồng kèm theo yêu cầu thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm vi phạm.
Sản phẩm sữa tắm trẻ em Bzu Bzu Head-to-Toe Baby Wash (chai 200ml, số lô: 24062631, ngày sản xuất: 26/6/2024, hạn sử dụng: 25/6/2027) không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Theo
kết quả kiểm nghiệm, sản phẩm sữa tắm trẻ em Bzu Bzu Head-to-Toe Baby Wash (chai
200ml, số lô: 24062631, ngày sản xuất: 26/6/2024, hạn sử dụng: 25/6/2027) không
đạt tiêu chuẩn chất lượng. Sản phẩm này chứa thành phần 2-phenoxyethanol, một
chất không được liệt kê trong công thức đã công bố trước đó. Đây là vi phạm
nghiêm trọng quy định về quản lý mỹ phẩm, cụ thể là việc kinh doanh sản phẩm có
công thức không đúng với hồ sơ đã được phê duyệt.
Ngoài
mức phạt tiền, công ty còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, bao
gồm thu hồi toàn bộ lô sản phẩm trên thị trường, tiến hành tiêu hủy và nộp lại
giấy phép công bố sản phẩm mỹ phẩm số 210657/23/CBMP-QLD, cấp ngày 30/8/2023 bởi
Cục Quản lý Dược.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ra văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu huỷ mỹ phẩm không đạt chất lượng thuộc Công ty TNHH Elite Beauty Asia (Vietnam).
Trước
đó, vào ngày 21/1/2025, Cục Quản lý Dược đã gửi văn bản đến Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy
lô sản phẩm Bzu Bzu Head-to-Toe Baby Wash nói trên. Cơ quan này cũng đề nghị
các địa phương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm ngừng ngay
việc bán hoặc sử dụng sản phẩm, đồng thời trả lại cho đơn vị cung ứng.
Đối
với Công ty TNHH Elite Beauty Asia (Vietnam), doanh nghiệp phải gửi thông báo
thu hồi đến tất cả các đơn vị phân phối và tiếp nhận sản phẩm trả lại từ các cơ
sở kinh doanh. Toàn bộ lô hàng vi phạm sẽ bị tiêu hủy dưới sự giám sát của cơ
quan chức năng.
Sở
Y tế TP HCM được giao nhiệm vụ giám sát quá trình thu hồi và tiêu hủy sản phẩm,
đồng thời kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý mỹ phẩm của
công ty. Các hành vi vi phạm khác, nếu phát hiện, sẽ tiếp tục bị xử lý theo quy
định hiện hành.
Cũng trong đợt thanh tra này, Thanh tra
Sở Y tế TP HCM đã xử phạt nhiều đơn vị khác vì các vi phạm liên quan đến hoạt động
kinh doanh dược phẩm và mỹ phẩm như: Công ty TNHH Khang Anh Anh (địa chỉ số 40/19 Lê Đức Thọ, Phường 7,
quận Gò Vấp) bị phạt 15 triệu đồng do mở rộng kho bảo quản nhưng không báo cáo
thay đổi theo quy định; Nhà
thuốc Bảo Ngân (số 49 Thuận Kiều, Phường 12, Quận 5) bị phạt 4 triệu đồng vì
người chịu trách nhiệm chuyên môn vắng mặt trong giờ hoạt động mà không ủy quyền
theo quy định; Hộ
kinh doanh Minh Phát (số 73B Hải Thượng Lãn Ông, Phường 10, Quận 5): Bị phạt
3,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm (dược liệu Cẩu tích) và nộp lại
lợi nhuận bất hợp pháp do kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Nhận hàng chục cuộc gọi mời chào mỗi ngày, bị rò rỉ thông tin cá nhân mà không rõ nguyên do... nhiều người tiêu dùng đang trở thành nạn nhân của tình trạng quấy rối và lạm dụng dữ liệu. Vậy pháp luật xử lý ra sao và người tiêu dùng cần làm gì để tự bảo vệ mình?
Chương trình vì người tiêu dùng Việt Nam 2025 sẽ được triển khai trong tháng 3, hướng tới Ngày Người tiêu dùng Việt Nam (15/3), với nhiều hoạt động tuyên truyền thiết thực.
Nhiều bạn trẻ người Việt nạp cả triệu đồng/ngày để cho chó, mèo hoang ăn qua ứng dụng. Các trạm cứu hộ động vật tại Việt Nam mong muốn áp dụng mô hình này trong tương lai.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, chưa phát hiện thuốc giả trong bệnh viện công lập do không đủ giấy tờ giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu, chủ yếu bán qua mạng và kênh bán lẻ.
Lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện kho hàng chứa hơn 14.000 sản phẩm dệt kim nghi giả mạo thương hiệu lớn như Adidas, Nike, MLB tại xã La Phù, huyện Hoài Đức.
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) đã ra quân triển khai kiểm tra các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khuôn khổ “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.
Sữa Hikid bị yêu cầu kiểm tra vì quảng cáo sai quy định như “số 1 chiều cao”, "100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi". Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm sữa Hikid.