Chính phủ quyết liệt ‘quét sạch’ thực phẩm giả; Nông sản Việt rớt giá; Dầu ăn bẩn tuồn vào bếp
Chủ nhật, 29/06/2025 09:49 (GMT+7)
Khi thực phẩm “bẩn” lọt sâu vào bếp ăn tập thể, dầu chăn nuôi đội lốt dầu ăn, Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm tội phạm sản xuất, kinh doanh hàng giả. Sầu riêng ế ẩm do tỷ lệ hàng đạt chuẩn thấp, vải thiều được mùa lại lo lỗ vì sức mua yếu,… là những tin tức tiêu dùng nổi bật trong tuần qua
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Quyết liệt “quét sạch”
thuốc giả, thực phẩm giả
Trước tình trạng thuốc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm
giả hoành hành tại nhiều địa phương, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã yêu cầu
ngành y tế khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, siết chặt thanh tra và xử
lý nghiêm các hành vi vi phạm. Chỉ đạo này được thể hiện rõ trong Văn bản số
5854/VPCP-KGVX do Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 25/6/2025.
Theo báo cáo từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ,
hàng ngàn hộp thuốc và thực phẩm chức năng đã bị lén lút tiêu hủy trong thời
gian gần đây – minh chứng cho mức độ phức tạp và tinh vi của nạn hàng giả, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe và kinh tế người dân.
Lô thực phẩm chức năng bị đổ trộm tại TP HCM. Ảnh: Công an Nhân dân
Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, Thứ
trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết đã kiểm tra hơn 170.000 cơ sở an toàn thực
phẩm, phát hiện 9.000 cơ sở vi phạm, xử phạt trên 20 tỷ đồng. Hơn 16.000 mẫu
thuốc và mỹ phẩm cũng đã được lấy để kiểm nghiệm chất lượng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gọi đây là "cuộc chiến
không khoan nhượng", yêu cầu xây dựng kế hoạch hành động rõ ràng, hiệu quả,
không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Ông kêu gọi toàn hệ thống chính trị,
doanh nghiệp và người dân cùng vào cuộc tố giác hành vi sản xuất, kinh doanh
hàng giả.
Theo các chuyên gia, muốn dẹp tận gốc nạn này cần chiến
lược dài hạn, đồng bộ giữa công an, hải quan, y tế, quản lý thị trường. Đồng thời,
thủ tục kiểm nghiệm sản phẩm cần được tinh giản để tạo điều kiện cho lực lượng
chức năng hành động nhanh, kịp thời.
Fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính
hãng" bị đề nghị xử lý vì quảng cáo sai quy định
Trước tình trạng thực phẩm chức năng bị quảng cáo
tràn lan, gây hiểu lầm trên mạng xã hội, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã đề
nghị kiểm tra và xử lý hàng loạt trường hợp vi phạm, trong đó có fanpage “Dược
phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng” cùng các tài khoản nổi tiếng như “Ngân 98”,
“Ngân Collagen”.
Fanpage có tên "Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng". Ảnh chụp màn hình
Chiến dịch kiểm tra từ 17/5 đến 17/6/2025 đã rà soát
17 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng. Kết quả cho thấy hàng loạt
vi phạm như: quảng cáo sai nội dung, điều kiện sản xuất không bảo đảm, ghi nhãn
sai quy định và rao bán sản phẩm chưa được cấp phép trên nền tảng thương mại điện
tử.
Đáng chú ý, Cục An toàn thực phẩm đã gửi công văn đề
nghị Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) xử lý
fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng” do quảng cáo gây hiểu lầm và
không có giấy xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định. Đồng thời, Shopee và
Lazada cũng bị yêu cầu gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm đang được rao bán công khai. (Xem tiếp tại đây)
Gần 60 mỹ phẩm bị thu hồi công bố: Nhiều sản phẩm nổi
tiếng lọt “danh sách đen”
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa công bố quyết định
thu hồi gần 60 phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước,
trong đó có nhiều thương hiệu đình đám như Anessa, Hadalabo, DHC, Jean
D’Arcel...
Đáng chú ý, Công ty TNHH JP-Bùi Đặng (Hà Nội) đã tự
nguyện đề nghị thu hồi 32 sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản thuộc các thương hiệu
quen thuộc với người tiêu dùng Việt như Anessa Perfect UV, Hadalabo Foaming
Cleanser, DHC, Sana... Lý do được đưa ra liên quan đến việc rà soát hậu kiểm
đang được siết chặt theo chỉ đạo của Chính phủ.
Công ty TNHH JP-Bùi Đặng (Hà Nội) tự nguyện đề nghị thu hồi 32 sản phẩm nhập khẩu từ LINK EAST CO., LTD (Nhật Bản). Trong đó có kem chống nắng Anessa Perfect UV Sunscreen, Anessa Brightening UV
Tại TP HCM, Công ty TNHH Quốc tế Đại Cát Á bị thu hồi
20 sản phẩm sau khi bị phát hiện công thức không đúng so với hồ sơ công bố,
nhãn mác sai bản chất. Các sản phẩm này bao gồm nhiều dòng serum nổi tiếng như
Dr.IASO AC Booster, The Skin House, Jean D’Arcel…
Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác cũng đề nghị thu
hồi như Công ty Mỹ phẩm Lê Giang (Hải Phòng) với Gcell Y Zone Cleanser và Công
ty Pharmedic với sản phẩm Urgo Filmogel Spots nhập khẩu từ Bỉ.
Biến dầu chăn nuôi thành dầu ăn: Lợi nhuận bất chấp
sức khỏe người tiêu dùng
Vụ việc Công ty Nhật Minh Food "hô biến" dầu
chăn nuôi thành dầu ăn OFOOD đang gây rúng động ngành thực phẩm Việt Nam, kéo
theo loạt cảnh báo nghiêm trọng về an toàn sức khỏe cộng đồng.
Theo điều tra phát sóng trên VTV ngày 24/6, hàng chục
nghìn tấn dầu thực vật chỉ dùng trong sản xuất thức ăn thủy sản đã bị Nhật Minh
Food đóng gói, dán nhãn dầu ăn dành cho người, phân phối tới bếp ăn công nghiệp,
nhà hàng, làng nghề… Đáng lo ngại, sản phẩm còn ghi “bổ sung vitamin A” nhưng kết
quả kiểm nghiệm lại không hề chứa vi chất này.
Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food biến dầu chăn nuôi thành dầu ăn cho người, vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định đây là
hành vi vi phạm nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ dài hạn đối với sức khỏe, đặc biệt
với trẻ em và người già. Dầu chăn nuôi thường chứa các tạp chất nguy hại như
kim loại nặng (chì, cadmium), chất oxy hóa lipid gây tổn thương gan thận, chất
PAHs – tác nhân đột biến gen và gây ung thư, thậm chí tồn dư nickel và cobalt
dùng trong công nghiệp.
Một nghiên cứu đăng trên Journal of Hazardous
Materials (2020) cảnh báo 80% mẫu dầu chăn nuôi tại Đông Nam Á có axit béo tự
do vượt ngưỡng, nhiều mẫu chứa PAHs cao gấp 5 lần mức an toàn của WHO.
Doanh nghiệp đứng sau vụ việc – Nhật Minh Food –
thành lập từ năm 2018, nhiều lần thay đổi tên gọi, tăng vốn và cơ cấu cổ đông.
Đáng chú ý, Giám đốc Đặng Thị Phương còn nắm 34% vốn tại một công ty khác là
Vina Win (Hưng Yên), cũng sản xuất dầu và có dấu hiệu hoạt động dày đặc.
Vải thiều trúng mùa nhưng rớt giá, nông dân đứng ngồi
không yên
Mùa vải thiều 2025 bước vào cao điểm với sản lượng
tăng 25% so với năm ngoái, song giá bán lại lao dốc khiến nhiều nhà vườn ở Bắc
Giang, Hải Dương đứng trước nguy cơ thua lỗ.
Tại “thủ phủ” vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), giá
thu mua hiện chỉ từ 8.000–20.000 đồng/kg, cá biệt một số lô có mã vùng trồng,
bao bì đẹp đạt mức 25.000–30.000 đồng/kg, nhưng vẫn thấp hơn đầu vụ gần 40%.
Trong khi đó, chi phí sản xuất đã ngốn 8.000–12.000 đồng/kg. Vải rớt giá, tiêu
thụ chậm, khiến nhiều hộ nông dân lỗ vốn nếu không kịp bán.
Giá vải thiều bán lẻ giảm 25% so với đầu vụ, xuất khẩu chững lại do hàng Trung Quốc đẩy mạnh ra thị trường, khiến nông dân Việt trúng mùa vẫn lo lỗ.
Không chỉ nội địa, xuất khẩu cũng ảm đạm. Dù Mỹ, Đài
Loan, Trung Quốc tăng nhập vải Việt, nhưng kim ngạch 4 tháng đầu năm chỉ đạt
3,5 triệu USD, giảm gần 27%. Nhiều thị trường lớn như Hà Lan, Pháp giảm mua mạnh.
Nguyên nhân một phần do vải Việt thu hoạch muộn, chi phí logistics tăng vì căng
thẳng quốc tế. Đáng chú ý, vải Trung Quốc có mẫu mã đồng đều, được ưu tiên xuất
khẩu, tạo sức ép cạnh tranh ngay trên chính thị trường quốc tế mà vải Việt hướng
đến.
Hiện Bắc Giang mới tiêu thụ khoảng 13.000 tấn, chủ yếu
là vải chính vụ, mỗi ngày chỉ 2–3 container được xuất sang Trung Quốc, EU, Mỹ.
Trong khi đó, giá bán lẻ tại các chợ phía Nam đã giảm 30% so với đầu tháng 6,
chỉ còn 25.000–40.000 đồng/kg.
Để tránh tình trạng “được mùa, mất giá”, Bắc Giang
đang đẩy mạnh chế biến sâu như sấy khô, ép nước, cấp đông… nhằm giảm phụ thuộc
vào trái tươi. Đồng thời, tỉnh kêu gọi hợp tác xã mở rộng kênh phân phối, kết nối
tiêu thụ nội địa qua các sự kiện giới thiệu vải tại Hà Nội, TP HCM.
Sầu riêng rớt giá mạnh vì lý do ít ai ngờ
Giữa cao điểm thu hoạch, giá sầu riêng tại nhiều tỉnh
Đông Nam Bộ bất ngờ lao dốc, khiến nhà vườn lo thua lỗ dù nhu cầu thị trường vẫn
lớn.
Theo khảo sát ngày 28/6, sầu riêng Ri 6 chuẩn xuất
khẩu chỉ được thu mua ở mức 27.000–42.000 đồng/kg, giảm tới 16.000 đồng so với
cuối tháng 5. Sầu riêng Monthong cũng mất giá khoảng 8.000 đồng/kg, hiện dao động
55.000–75.000 đồng/kg tùy loại. Mức giá này được đánh giá là thấp hơn đáng kể
so với cùng kỳ nhiều năm trước.
Theo khảo sát, sầu riêng Ri 6 chuẩn xuất khẩu chỉ được thu mua ở mức 27.000–42.000 đồng/kg, giảm tới 16.000 đồng so với cuối tháng 5. Sầu riêng Monthong cũng mất giá khoảng 8.000 đồng/kg, hiện dao động 55.000–75.000 đồng/kg tùy loại. Ảnh Công Thành
Nguyên nhân, theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, không nằm
ở phía tiêu thụ mà do chất lượng sầu riêng năm nay không đạt chuẩn xuất khẩu.
Bước vào mùa mưa, nhiều trái bị sượng, dẫn đến lượng hàng loại C, D hoặc hàng dạt
tăng mạnh, buộc nông dân phải bán với giá thấp. Thậm chí, nhiều thương lái sau
khi khảo sát tại vườn đã từ chối đặt cọc vì lo ngại tỷ lệ loại quá cao, mang về
không tiêu thụ được.
Trong nước, giá bán lẻ sầu riêng hiện dao động từ
50.000 đến 120.000 đồng/kg, tùy chất lượng và nơi bán. Đáng chú ý, một số hệ thống
siêu thị tổ chức buffet sầu riêng với giá chỉ 199.000 đồng/người trong một giờ,
tương đương giá bán lẻ chưa đến 60.000 đồng/kg.
Trung Quốc vượt Mỹ, thành khách hàng số một của hồ
tiêu Việt
Giữa bối cảnh giá hồ tiêu giảm sâu, Trung Quốc đã chính
thức vượt Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nửa
đầu tháng 6/2025.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA),
trong 17 ngày đầu tháng 6, tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt 11.721 tấn, kim ngạch
tương ứng 79,1 triệu USD. Trung Quốc dẫn đầu với 1.904 tấn, trong khi Mỹ đứng
thứ hai với 1.785 tấn.
Trung Quốc dẫn đầu nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam. Ảnh Internet
Giá tiêu trên thị trường nội địa liên tục lao dốc, từ
gần 160.000 đồng/kg hồi đầu tháng 4 xuống còn khoảng 125.000 đồng/kg vào giữa
tháng 6, tương đương mức giảm hơn 20%. Nguyên nhân chính được cho là ảnh hưởng
từ các chính sách thuế đối ứng tại thị trường Mỹ khiến giao dịch chững lại.
Trong bối cảnh này, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã
tận dụng cơ hội để tăng mua, đẩy mạnh tích trữ khi giá xuống đáy.
Ba doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất hiện nay
gồm Nedspice Việt Nam (1.016 tấn), Olam Việt Nam (804 tấn) và Simexco Đắk Lắk
(800 tấn), tiếp tục giữ vai trò đầu tàu trong chuỗi cung ứng hồ tiêu ra thị trường
thế giới.
Nội dung chỉ đạo được nêu rõ trong văn bản vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả các mặt hàng thuốc liên quan đến sức khỏe người dân.
Công ty Nhật Minh Food bị phát hiện "hô biến" dầu thực vật dùng cho chăn nuôi thành dầu ăn OFOOD dành cho người, tiêu thụ hàng chục nghìn tấn ra thị trường. Vụ việc gây rúng động ngành thực phẩm, đặt ra cảnh báo nghiêm trọng về an toàn sức khỏe cộng đồng và trách nhiệm quản lý.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị kiểm tra và xử lý hàng loạt trường hợp quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm trên mạng xã hội, đáng chú ý có các tên tuổi như Ngân 98, Ngân Collagen và fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng".
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo khẩn, đề nghị người dân không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An vị Mộc Linh do phát hiện dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng.
Nắng nóng gay gắt khiến các mặt hàng giải nhiệt như kem trở thành "best-seller" trên chợ mạng. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo ngọt ngào như “kem sạch nhà làm”, “ăn là mê”, “trở về tuổi thơ” là không ít rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm mà người tiêu dùng khó lường hết được.
Trong những ngày nắng đỉnh điểm, điều hòa trở thành “vị cứu tinh” của nhiều gia đình. Thế nhưng, không ít người tiêu dùng đang vô tình khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt chỉ vì những thói quen sử dụng tưởng chừng vô hại.
Không đơn thuần chỉ là trào lưu ôn thi, loại thuốc được quảng cáo là “hack não siêu đỉnh” đang được rao bán tràn lan khắp mạng xã hội. Nhưng phía sau lớp vỏ hào nhoáng là hiểm họa cho sức khỏe và tâm lý của giới trẻ nếu lạm dụng hoặc sử dụng không rõ nguồn gốc.
Ba sản phẩm mỹ phẩm của Shynh Beauty bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc do vi phạm ghi nhãn và công thức. Doanh nghiệp này từng dính hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực mỹ phẩm, thẩm mỹ.