Sai lầm khi sử dụng điều hòa khiến tiền điện tăng vọt
Thứ bảy, 28/06/2025 14:29 (GMT+7)
Trong những ngày nắng đỉnh điểm, điều hòa trở thành “vị cứu tinh” của nhiều gia đình. Thế nhưng, không ít người tiêu dùng đang vô tình khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt chỉ vì những thói quen sử dụng tưởng chừng vô hại.
Theo thống kê, trong cao điểm mùa hè, lượng điện tiêu thụ
sinh hoạt có thể tăng từ 30 - 50%, mà nguyên nhân chủ yếu đến từ thiết bị làm
mát - đặc biệt là điều hòa. Các chuyên gia kỹ thuật ghi nhận, riêng điều hòa có
thể chiếm tới 40 - 60% tổng lượng điện trong hộ gia đình, tùy theo công suất và
thời gian sử dụng.
Một chiếc điều hòa 1HP (khoảng 9.000 BTU) tiêu thụ trung
bình 0,8 – 1,0 kWh/giờ, tương đương khoảng 2.000 – 3.000 đồng. Nếu bật liên tục
từ 8 – 10 tiếng mỗi ngày, chỉ riêng điều hòa đã “ngốn” khoảng 500.000 – 900.000
đồng/tháng – chưa kể các thiết bị điện khác trong gia đình.
Vấn đề là không ít người dùng vẫn duy trì thói quen sai lầm
như bật/tắt liên tục, đặt sai nhiệt độ, không vệ sinh định kỳ… khiến tiền điện
tăng gấp đôi mà hiệu quả làm mát không được cải thiện bao nhiêu.
Chị Nguyễn Thu Trang (Quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi cứ
thấy phòng đủ mát là tắt điều hòa, lúc nóng lại bật lên, tưởng như thế sẽ đỡ tốn
điện. Vậy mà tháng rồi tiền điện nhảy vọt hơn gấp rưỡi!”.
Theo các chuyên gia, đây là sai lầm phổ biến. Giống như xe máy phải tiêu hao
nhiên liệu nhiều khi khởi động, điều hòa cũng tiêu tốn điện năng lớn mỗi lần
máy nén khởi động lại. Việc bật – tắt liên tục không chỉ làm tốn điện mà còn
rút ngắn tuổi thọ thiết bị, đặc biệt là bộ phận máy nén – phần “đắt đỏ” nhất
trong điều hòa.
Việc bật – tắt liên tục không chỉ làm tốn điện mà còn rút ngắn tuổi thọ thiết bị, đặc biệt là bộ phận máy nén trong điều hòa. Ảnh minh họa
Giải pháp được khuyến nghị là nên duy trì mức nhiệt ổn định
từ 26 – 28°C. Với các dòng Inverter, máy sẽ tự điều chỉnh công suất, tiết kiệm
điện hơn so với việc khởi động lại liên tục.
Ngoài ra, không ít người dùng vẫn có thói quen cài điều hòa ở mức nhiệt thấp nhất 16°C, với mong muốn làm lạnh nhanh. Trên thực tế, việc này không giúp phòng mát nhanh hơn mà chỉ khiến điều hòa phải hoạt động liên tục ở công suất tối đa trong thời gian dài – vừa tiêu tốn điện năng, vừa dễ gây quá tải, hỏng hóc thiết bị.
Anh Lê Minh Nhật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhân viên văn phòng, chia sẻ:
“Tôi thường để điều hòa ở mức 16 – 17 độ cho mát nhanh rồi ngủ quên, sáng dậy thấy lạnh buốt người. Cứ nghĩ chỉ ảnh hưởng sức khỏe, ai ngờ tháng rồi điều hòa báo lỗi, gọi thợ đến thì bảo máy bị quá tải nhiệt. Phải thay linh kiện hơn 3 triệu, mà chưa tính tiền điện tăng vọt gần gấp đôi”.
Thực tế, tốc độ làm mát không phụ thuộc vào nhiệt độ cài đặt
mà vào hiệu suất tuần hoàn không khí. Việc phối hợp sử dụng quạt trong vài phút
đầu sẽ giúp không khí lạnh lan tỏa đều, mang lại cảm giác mát nhanh mà không cần
“ép” điều hòa chạy hết công suất.
Theo anh Phạm Văn Hưng, thợ kỹ thuật điện lạnh tại Hà Nội, cho biết:
“Khoảng 60% điều hòa tôi sửa đều do người dùng không vệ sinh lưới lọc định kỳ.
Tấm lọc bụi mà bẩn thì máy hút gió yếu, làm lạnh chậm, phải chạy lâu hơn, gây tốn
điện. Nhiều máy còn tỏa mùi ẩm mốc vì vi khuẩn phát triển bên trong”.
Nên vệ sinh lưới lọc mỗi 2 – 4 tuần, đặc biệt là trong mùa hè cao điểm để máy hoạt động hiệu quả, giảm điện năng tiêu thụ và đảm bảo chất lượng không khí. Ảnh minh họa
Anh Hưng chia sẻ thêm: “Có nhà lắp dàn nóng ngay sát tường,
lại đặt giữa bốn bức tường kín hoặc phơi thẳng dưới nắng. Nhiệt không thoát ra
được thì máy phải làm việc gấp đôi, rất hao điện”.
Lời khuyên từ các kỹ thuật viên là nên vệ sinh lưới lọc mỗi
2 – 4 tuần, đặc biệt là trong mùa hè cao điểm để máy hoạt động hiệu quả, giảm
điện năng tiêu thụ và đảm bảo chất lượng không khí.
Điều hòa là thiết bị tiêu thụ điện lớn nhất trong mỗi gia
đình vào mùa hè. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách, kiểm soát nhiệt độ, vệ sinh
định kỳ và tận dụng các chế độ thông minh, người dùng hoàn toàn có thể giảm hóa
đơn tiền điện mà vẫn đảm bảo hiệu quả làm mát và sức khỏe. Đừng để những thói
quen sai khiến bạn “đốt tiền” không hay biết.
Cách khắc phục những lỗi nhỏ nhưng khiến điều hòa ngốn điện - Khe hở cửa sổ, chân cửa làm thất thoát khí lạnh, khiến điều hòa phải chạy liên tục. Dùng nẹp cao su, rèm dày chắn nhiệt, mở cửa thông khí sau 3 - 5 tiếng. - Lắp dàn nóng nắng gắt, bí gió làm máy quá tải, tốn điện. Ưu tiên nơi râm mát, có mái che, cách tường ≥10cm. - Điều hòa chạy suốt đêm gây lãng phí và ảnh hưởng sức khỏe. Dùng chế độ Timer hoặc Sleep để máy tự ngắt/tăng nhiệt. - Ngày oi ẩm nên chọn Dry thay vì Cool để hút ẩm, giảm điện năng tiêu thụ.
Tưởng chừng là món đồ gia dụng đơn giản, máy sấy tóc lại ẩn chứa vô vàn chi tiết khiến không ít người tiêu dùng bối rối khi chọn mua. Không chỉ có kiểu dáng, công suất, mà cả chất liệu, công nghệ tích hợp hay chính sách bảo hành cũng đều cần cân nhắc kỹ.
Tóc xoăn bồng bềnh, gọn gàng chuẩn salon là điều nhiều chị em mong muốn. Nhưng khi mua máy uốn tóc giá rẻ trên mạng, không ít người rơi vào cảnh “xài một lần rồi vứt”, cuối cùng vẫn phải bù tiền mua hàng chính hãng.
Chỉ với 30.000 - 50.000 đồng, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được một chiếc bàn chải đánh răng điện trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Nhưng đằng sau những lời quảng cáo “rung mạnh”, “làm sạch sâu” là hàng loạt nguy cơ cho sức khỏe răng miệng mà ít ai lường trước.
Không đơn thuần chỉ là trào lưu ôn thi, loại thuốc được quảng cáo là “hack não siêu đỉnh” đang được rao bán tràn lan khắp mạng xã hội. Nhưng phía sau lớp vỏ hào nhoáng là hiểm họa cho sức khỏe và tâm lý của giới trẻ nếu lạm dụng hoặc sử dụng không rõ nguồn gốc.
Ba sản phẩm mỹ phẩm của Shynh Beauty bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc do vi phạm ghi nhãn và công thức. Doanh nghiệp này từng dính hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực mỹ phẩm, thẩm mỹ.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị kiểm tra và xử lý hàng loạt trường hợp quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm trên mạng xã hội, đáng chú ý có các tên tuổi như Ngân 98, Ngân Collagen và fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng".
Nội dung chỉ đạo được nêu rõ trong văn bản vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả các mặt hàng thuốc liên quan đến sức khỏe người dân.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, mặt hàng cau ghi nhận mức tăng trưởng nhập khẩu kỷ lục, với tốc độ tăng tới 1.303% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị hơn 11,3 triệu USD, theo thống kê từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam.