Tổng thống Trump muốn cắt hợp đồng của Elon Musk, Nhà Trắng thừa nhận không thể rời bỏ SpaceX
Thứ hai, 21/07/2025 08:13 (GMT+7)
Sau lời đe dọa của Tổng thống Trump, Nhà Trắng đã tiến hành một cuộc rà soát toàn diện các hợp đồng với SpaceX. Kết quả cho thấy, SpaceX Elon Musk có vị trí rất quan trọng
Sau những lời lẽ công kích và đe dọa "chấm dứt hợp đồng" của Tổng thống Donald Trump nhắm vào tỷ phú Elon Musk, một cuộc rà soát nội bộ quy mô lớn đã được tiến hành tại Washington. Mục tiêu của cuộc rà soát này là tìm cách cắt giảm sự hợp tác với SpaceX. Tuy nhiên, kết quả lại phơi bày một sự thật trớ trêu, chính phủ Mỹ đã trở nên phụ thuộc sâu sắc vào công nghệ của SpaceX đến mức không thể rời bỏ.
SpaceX của tỷ phú Elon Musk có vị trí rất quan trọng tại Mỹ. Ảnh: SpaceX
Cuộc rà soát bất thành
Theo The Wall Street Journal, ngay sau khi Tổng thống Trump công khai đe dọa, Nhà Trắng đã chỉ đạo Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) phải kiểm kê và đánh giá lại toàn bộ các hợp đồng đang có với SpaceX. Các cơ quan chủ chốt như Bộ Quốc phòng, NASA và nhiều cơ quan liên bang khác đã được yêu cầu phải điền vào các "thẻ điểm", không chỉ liệt kê giá trị hợp đồng mà còn phải đánh giá xem liệu có nhà thầu nào khác có thể thay thế được SpaceX hay không.
Kết quả của cuộc rà soát đã khiến Nhà Trắng và Lầu Năm Góc phải đi đến một kết luận không mong muốn, hầu hết các hợp đồng với SpaceX đều "có tính chất then chốt" đối với các nhiệm vụ an ninh quốc gia và khám phá không gian, do đó không thể hủy bỏ.
Sự phụ thuộc không thể chối cãi
Cuộc rà soát này đã làm nổi bật một thực tế mà giới chuyên gia đã cảnh báo từ lâu, sự phụ thuộc ngày càng tăng của chính phủ Mỹ vào một công ty tư nhân duy nhất trong lĩnh vực không gian. Ở thời điểm hiện tại, gần như không có một lựa chọn thay thế nào khả thi cho các dịch vụ cốt lõi mà SpaceX đang cung cấp.
Phóng tên lửa: Dòng tên lửa Falcon với khả năng tái sử dụng độc đáo, đã trở thành "ngựa thồ" chủ lực cho các nhiệm vụ không gian của Mỹ, từ việc phóng vệ tinh quân sự cho đến các sứ mệnh khoa học.
Vận tải phi hành gia: Tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX hiện là phương tiện duy nhất do Mỹ sản xuất được chứng nhận có khả năng đưa các phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và quay trở về an toàn.
Kết nối vệ tinh: Hệ thống Starlink và bộ phận Starshield của SpaceX đang cung cấp các dịch vụ internet và liên lạc vệ tinh tối quan trọng cho các cơ quan chính phủ, vài năm trước còn giành được một hợp đồng bí mật lớn của một cơ quan tình báo Mỹ
Chiến lược "vừa đấm vừa xoa"
Dù thừa nhận sự phụ thuộc này, chính quyền Mỹ vẫn đang cố gắng tìm cách tạo ra sự cạnh tranh. Họ đang thúc giục các công ty không gian khác phải nhanh chóng bắt kịp SpaceX, đồng thời thiết kế các hợp đồng mới để khuyến khích sự tham gia của nhiều nhà thầu hơn.
Trớ trêu thay, ngay cả khi mối quan hệ giữa Trump và tỷ phú Elon Musk đang ở mức "cơm không lành, canh không ngọt", SpaceX vẫn tiếp tục giành được những hợp đồng béo bở từ chính phủ. Chỉ trong vài tháng qua, công ty đã thắng một hợp đồng quốc phòng trị giá hàng tỷ USD và tiếp tục được giao các nhiệm vụ phóng vệ tinh GPS quan trọng cho Lực lượng Không gian Mỹ (Space Force). NASA cũng dự kiến sẽ để SpaceX thực hiện một đợt nhiệm vụ chở người mới lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (International Space Station) vào cuối tháng này.
Cuộc đối đầu này đã phơi bày một nghịch lý lớn. Dù Tổng thống Mỹ có quyền lực đến đâu cũng không thể dễ dàng trừng phạt một công ty khi công ty đó nắm giữ những công nghệ độc quyền và không thể thay thế, đóng vai trò sống còn đối với an ninh và vị thế của quốc gia. Cuộc rà soát này không phải là một đòn giáng vào Elon Musk, mà ngược lại càng khẳng định tầm ảnh hưởng khổng lồ của SpaceX đối với tương lai của nước Mỹ trong không gian.
Tỷ phú Elon Musk vừa tuyên bố thành lập một đảng chính trị mới mang tên "Đảng Nước Mỹ", công khai đoạn tuyệt với Tổng thống Trump và có kế hoạch tham gia cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2026.
Cuộc "khẩu chiến" công khai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và CEO Tesla Elon Musk được cho là đang làm gia tăng sự hoài nghi của Trung Quốc về sự đáng tin cậy của nhà lãnh đạo Mỹ.
Hoàng tử Al Waleed của Ả Rập Xê Út, người được mệnh danh là "Hoàng tử ngủ say" hay "Hoàng tử ngủ trên giường", đã qua đời ở tuổi 36 sau hai thập kỷ sống trong trạng thái thực vật.
Một vụ cháy tàu kinh hoàng vừa xảy ra tại vùng biển Indonesia, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng. Hàng trăm hành khách đã phải nhảy xuống biển để thoát thân.
Bê bối ngoại tình tại buổi biểu diễn của ban nhạc Coldplay đã khiến CEO một công ty công nghệ phải từ chức và có nguy cơ đối mặt với một vụ ly hôn bạc tỷ.
Một nam sinh Trung Quốc vừa được giải cứu khỏi khu lừa đảo ở Myanmar. Tuy nhiên, câu chuyện được thả vì 'tương lai tươi sáng' lại đang gây ra nhiều tranh cãi và hoài nghi.
10 năm sau khi nổi tiếng vì giống Jack Ma, cậu bé Phạm Tiểu Cần đã trở lại làng quê nghèo khó. Câu chuyện của cậu là một bi kịch đau xót về sự tàn khốc của ngành công nghiệp "sao nhí" trên mạng.