Tỉnh thành nào dẫn đầu vốn FDI 6 tháng đầu năm 2025?
Thứ sáu, 04/07/2025 16:26 (GMT+7)
6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn FDI đạt trên 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2024. Hà Nội, Bắc Ninh và TP HCM là những địa phương dẫn đầu về thu hút vốn FDI.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính) vừa công bố Báo cáo nhanh tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 6 tháng đầu năm 2025.
Về tình hình đăng ký đầu tư, trong 6 tháng, tổng vốn đầu tư
đăng ký mới, điều chỉnh vốn và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt
trên 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2024. Cụ thể, có 1.988 dự án đầu
tư mới (tăng 21,7% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký mới đạt gần 9,3 tỷ USD. Có
826 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 31,1% so với cùng kỳ), tổng
vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 8,95 tỷ USD (gấp 2,2 lần cùng kỳ). Ngoài ra, có
1.708 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (tăng 7,6% so với
cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên 3,28 tỷ USD (tăng 73,6% so cùng kỳ).
Đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2025 theo tháng. Nguồn: mof.gov.vn
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng
số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn
đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 12 tỷ USD, chiếm 55,6% tổng vốn đầu tư đăng
ký, tăng 3,9% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng
vốn đầu tư gần 5,17 tỷ USD, chiếm 24% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng hơn 2 lần
so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học
công nghệ; cấp nước và xử lý chất thải với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần
1,18 tỷ USD và 902,9 triệu USD.
Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là
ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 38,2%) và số lượt dự án điều chỉnh vốn
(chiếm 56,5%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn, mua cổ
phần (chiếm 40,9%).
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào
54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025. TP Hà Nội dẫn đầu với
tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,66 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp
hơn 2,8 lần cùng kỳ. Bắc Ninh đứng thứ hai với gần 3,15 tỷ USD, chiếm 14,6% tổng
vốn đầu tư đăng ký, tăng 7,1% so với cùng kỳ. TP HCM đứng
thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,7 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư
cả nước, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ.
Riêng trong tháng 6, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài đạt
mức cao nhất trong 6 tháng qua với 439 dự án cấp mới, 152 lượt điều chỉnh vốn
và 350 lượt vốn góp, mua cổ phần. Các
tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng
tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động
trong công tác xúc tiến đầu tư,…) thu hút phần lớn lượng vốn đầu tư của cả nước
như Hà Nội, Bắc Ninh, TP HCM,
Đồng Nai... Riêng 6 địa phương dẫn đầu đã chiếm trên 64,7% số dự án mới và 62,4
% số vốn đầu tư của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025.
Báo
cáo cũng chỉ ra chỉ số GRDP tại
các địa phương, nếu tính
theo 63 tỉnh, thành phố cũ, TP HCM
tăng 7,82%, Hà Nội tăng 7,63% và 10 địa phương tăng trưởng 2 con số. Cụ thể, dẫn
đầu là Bắc Giang, với GRDP 6 tháng đầu năm tăng 14,01%.
Theo sau là Quảng Ngãi, với tăng trưởng GRDP ước đạt 12,4%.
Với tăng trưởng GRDP ước đạt 11,84%, Nam Định là địa phương ghi nhận kinh tế
tăng trưởng cao thứ 3 cả nước.
Ngoài ra, các địa phương khác cũng ghi nhận tăng trưởng trên
10% gồm: Đà Nẵng (11,7%), Hải Dương (11,59%), Hà Nam (11,09%), Hải Phòng
(11,04%), Quảng Ninh (11,03%), Phú Thọ (10,33%), Vĩnh Phúc (10,07%).
Tính theo 34 tỉnh, thành phố mới, có 6 địa phương tăng trưởng
2 con số. Cụ thể, Quảng Ngãi tăng 11,51%, Hải Phòng 11,2%, Quảng Ninh 11,03%,
Ninh Bình 10,82%, Bắc Ninh 10,47%, Phú Thọ 10,09%.
Tiến sĩ Đặng Thảo Quyên, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kinh doanh quốc tế tại Đại học RMIT Việt Nam, phân tích cách những diễn biến mới trong quan hệ thương mại Mỹ-Việt có thể ảnh hưởng đến bức tranh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đang đứng trước yêu cầu “nâng cấp” từ khuyến khích đầu tư sang thúc đẩy phát triển bền vững. Nhưng làm sao để tránh tình trạng "cào bằng", bị lợi dụng và thất thu ngân sách?
Hiện nay, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn cung cấp lượng thịt heo ra thị trường có thể kể đến như Masan MEATLife, Hòa Phát, CTCP Nông nghiệp BAF, Dabaco,… và các doanh nghiệp FDI như C.P, New Hope,…
Kết luận Hội nghị Chính phủ với các địa phương đầu tiên sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt mức cao nhất so với cùng kỳ trong gần 20 năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu "3 tăng tốc" để huy động tổng đầu tư toàn xã hội tăng từ 11-12% so với năm 2024, giải ngân 100% vốn đầu tư công để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm từ 8% và hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, xây dựng ít nhất 100.000 căn nhà ở xã hội.
Theo dự báo cuối tháng 5, tăng trưởng GDP Quý II ước đạt 7,67% so với cùng kỳ; 06 tháng đạt 7,31%, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản 06 tháng tăng 3,85%, công nghiệp và xây dựng tăng 8,18%, dịch vụ tăng 7,83%. Tuy nhiên, ước số liệu đến hết tháng 6, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng có thể cao hơn 0,2-0,3% so với dự báo.
Tiến sĩ Đặng Thảo Quyên, Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kinh doanh quốc tế tại Đại học RMIT Việt Nam, phân tích cách những diễn biến mới trong quan hệ thương mại Mỹ-Việt có thể ảnh hưởng đến bức tranh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
Chiều 2/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird nhân dịp Đại sứ bắt đầu nhiệm kỳ công tác.