GRDP Đà Nẵng quý I năm 2025 ước tăng 11,36%, xếp thứ 4 cả nước
Thứ năm, 03/04/2025 14:01 (GMT+7)
Với mức tăng 11,36% trong quý I năm 2025, tốc độ tăng GRDP của Đà Nẵng xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
Kết quả đạt được trong quý I tạo đà để kinh tế thành phố Đà Nẵng hướng đến mục tiêu tăng trưởng trên 10% cho cả năm 2025 - Ảnh: VGP/Nhật Anh
Chi cục Thống kê thành phố Đà Nẵng cho biết, kinh tế quý I/2025 trên địa bàn Thành phố tiếp tục có nhiều điểm sáng khá tích cực và đạt được nhiều kết quả vượt trội. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I năm 2025 ước tăng 11,36% so với cùng kỳ năm 2024.
Tốc độ tăng GRDP của Đà Nẵng đứng đầu các tỉnh, thành phố vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và khối các thành phố trực thuộc Trung ương và xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.
Trong đó, so với cùng kỳ năm 2024, khu vực công nghiệp xây dựng tăng 17,60%; khu vực dịch vụ tăng 10,07%; khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,61%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10,82%.
Quý I, tổng lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 2.537.800 lượt, tăng 19,2% so với cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 1.268.300 lượt, tăng 42,1%; khách trong nước đạt 1.269.500 lượt, tăng 2,7% so với cùng kỳ.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn sơ bộ đến 25/3/2025 đạt 8.290 tỷ đồng, tăng 31,0% so với cùng kỳ năm 2024.
Trong quý I năm 2025, Thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm triển khai Chủ đề năm 2025. Các hoạt động kinh tế - xã hội cơ bản được duy trì ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo. Kết quả đạt được trong quý I là điều kiện thuận lợi để kinh tế Thành phố hướng đến mục tiêu tăng trưởng trên 10% cho cả năm 2025 trên tinh thần Nghị quyết số 25 của Chính phủ.
Theo Chi cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, mặc dù vậy, trong bối cảnh bức tranh toàn cảnh kinh tế thế giới ẩn chứa nhiều gam màu khác nhau giữa các nền kinh tế và triển vọng tăng trưởng toàn cầu bấp bênh; vì vậy, Thành phố cần phát huy nội lực sẵn có để đạt được mục tiêu đã đề ra trong năm 2025.
Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, Thành phố chủ động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tập trung mọi nguồn lực thực hiện đồng loạt các giải pháp phát triển ngành, lĩnh vực nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2025.
Cụ thể, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án và các doanh nghiệp theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 02/5/2024 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2025 của Quốc hội, tạo điều kiện cho các dự án sớm được triển khai trong năm, tăng lượng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn.
Phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ mới góp phần tiếp tục khẳng định thương hiệu du lịch của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế. Phấn đấu số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt khoảng 12 triệu lượt, tăng 9,5-10% so với năm 2024. Đồng thời, hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư các sản phẩm du lịch mới, chất lượng cao như: Tổ hợp Công viên châu Á; tổ hợp pháo hoa quốc tế Đà Nẵng; dự án Dòng sông ánh sáng, đại lộ Phan Đăng Lưu…
Đầu tư đưa vào hoạt động thêm 3 Khu công nghiệp mới với quy mô khoảng 745 ha và 2 cụm công nghiệp (Cẩm Lệ và Hòa Liên) với quy mô khoảng 90 ha. Thu hút có hiệu quả các doanh nghiệp, các dự án lớn có tính lan tỏa cao vào các KCN, CCN.
Chủ động xây dựng và triển khai không gian đổi mới, sáng tạo, thu hút đầu tư trong các lĩnh vực vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo... Vận hành hiệu quả Khu Công viên phần mềm số 2, trong đó có các phòng lab dành cho đào tạo vi mạch và AI; Trung tâm dữ liệu Đà Nẵng. Tập trung nguồn lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và chính sách ưu đãi phù hợp để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, hàng đầu trong lĩnh vực vi mạch quốc tế.
Tích cực phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu rút ngắn thủ tục lựa chọn nhà đầu tư Bến cảng Liên Chiểu, phấn đấu sớm khởi công xây dựng công trình trong năm 2025 theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 49/TB-VP ngày 18/02/2025. Đây cũng sẽ là động lực tăng trưởng cho cả nước và thành phố Đà Nẵng.
Thành phố cũng xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội đối với Khu thương mại tự do Đà Nẵng và Trung tâm tài chính khu vực tại thành phố Đà Nẵng. Chuẩn bị Đề án Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính khu vực, khẩn trương hoàn thành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5 năm 2025)...
Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) đã có đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước. Đảng, Chính phủ đã và đang đề cao vai trò của kinh tế tư nhân như là động lực góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, để kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế, cần một chiến lược với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Sau FLC, các doanh nghiệp trong hệ sinh thái FLC khác bao gồm ROS, HAI và AMD gần đây đồng loạt thông báo tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường.
Từ ngày 1/7/2025, hệ thống Ngân hàng Nhà nước được tổ chức lại theo mô hình khu vực với 15 đầu mối, đồng bộ với hệ thống chính quyền cấp tỉnh sau sáp nhập để phù hợp với điều kiện địa lý, hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).
Doanh nhân cần nhà báo và nhà báo cũng rất cần doanh nhân. Tuy vậy, mối quan hệ “tri kỷ” này dần trở nên “khan hiếm” trong môi trường báo chí hiện đại bởi sự dè chừng. Những tình bạn đẹp giữa hai giới này cũng vì thế ít xuất hiện hơn.
Vượt qua những con đường đông đúc trước cửa ngõ Sài Gòn, xe chúng tôi băng băng trên đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, con đường mà cách đây hơn 10 năm, những người mơ mộng nhất cũng không hình dung ra.