Một loại kem massage có xuất xứ từ Hàn Quốc vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc vì công thức không đúng với hồ sơ đã công bố và nhãn ghi công dụng không phù hợp.
Ngày 1/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) chính thức ra thông báo
đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc đối với sản phẩm mỹ phẩm Désembre Derma
Science High Frequency Cream Professional, hay còn được gọi là kem massage tần
sóng cao Désembre - một sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc và đang được bán phổ biến
tại thị trường Việt Nam.
Việc thu hồi sản phẩm được đưa ra sau đợt kiểm tra đột xuất
tại Công ty TNHH Quốc tế Hyunjin C&T (Hyunjin C&T) - đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm
ra thị trường Việt Nam, có địa chỉ tại BT20, ô đất TT2 Khu đô thị Phùng Khoang,
phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Kết quả kiểm tra của Cục Quản lý Dược cho thấy, sản phẩm
đang lưu hành có công thức không đúng với hồ sơ đã công bố, đồng thời nhãn mác
ghi công dụng vượt quá phạm vi được cấp phép.
Sản phẩm Desembre Derma Science High Frequency Cream Professional do Công ty TNHH quốc tế Hyunjin C&T đưa ra thị trường.
Theo quy định, đây là những vi phạm nghiêm trọng trong quản
lý mỹ phẩm. Ngay lập tức, Bộ Y tế yêu cầu ngừng lưu hành sản phẩm, đồng thời thu
hồi toàn bộ các lô hàng đã đưa ra thị trường.
Không dừng lại ở việc thu hồi sản phẩm, Cục Quản lý Dược còn
ra quyết định thu hồi Phiếu công bố mỹ phẩm của Désembre Derma Science. Đồng thời,
cơ quan này cũng tạm dừng xem xét và tiếp nhận mọi hồ sơ công bố mới của Công
ty TNHH Quốc tế Hyunjin C&T trong vòng 6 tháng, tính từ ngày 30/6.
Các hồ sơ đăng ký đã nộp trước đó sẽ không còn hiệu lực, và
nếu công ty muốn đưa sản phẩm ra thị trường trở lại, phải thực hiện lại toàn bộ
quy trình công bố sản phẩm theo đúng quy định hiện hành.
Trên các sàn thương mại điện tử, Désembre Derma Science được
quảng cáo là loại kem massage tần sóng cao, hỗ trợ phân giải mỡ, thư giãn cơ,
thúc đẩy tuần hoàn máu, cấp ẩm và ngăn ngừa lão hóa da. Mức giá dao động từ 1 -
1,3 triệu đồng cho lọ 1.000g, đánh vào tâm lý của người tiêu dùng ưa chuộng
hàng ngoại và mong muốn làm đẹp nhanh chóng.
Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, một sản phẩm
không đúng công thức có thể chứa thành phần không an toàn hoặc không rõ nồng độ,
làm tăng nguy cơ gây kích ứng, dị ứng, phản ứng phụ nguy hiểm, đặc biệt đối với
người có làn da nhạy cảm.
Vụ việc với kem Désembre Derma Science chỉ là một phần nhỏ
trong chiến dịch kiểm tra quy mô lớn đang được Cục Quản lý Dược thực hiện.
Trong tháng cao điểm vừa qua, Cục đã kiểm tra đột xuất 38 cơ sở và phát hiện 17
đơn vị vi phạm. Cùng thời điểm, 20 tỉnh, thành phố khác cũng kiểm tra 865 cơ sở,
phát hiện 48 cơ sở có dấu hiệu vi phạm.
Một đường dây sản xuất dầu gió Con Ó giả với quy mô công nghiệp, số lượng gần 70.000 chai, tương đương hơn 6 tỉ đồng giá trị hàng thật, vừa bị Công an TP HCM triệt phá. Vụ án hé lộ thủ đoạn làm hàng giả ngày càng tinh vi và có tổ chức, khiến nhiều người giật mình trước mức độ len lỏi của hàng nhái vào thị trường.
Ba sản phẩm mỹ phẩm của Shynh Beauty bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc do vi phạm ghi nhãn và công thức. Doanh nghiệp này từng dính hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực mỹ phẩm, thẩm mỹ.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi gần 60 số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước. Trong đó, nhiều thương hiệu nổi tiếng như Anessa, Hadalabo, DHC… được nêu tên. Một số doanh nghiệp chủ động đề nghị thu hồi trong bối cảnh kiểm tra hậu kiểm đang siết chặt.
Một đường dây sản xuất dầu gió Con Ó giả với quy mô công nghiệp, số lượng gần 70.000 chai, tương đương hơn 6 tỉ đồng giá trị hàng thật, vừa bị Công an TP HCM triệt phá. Vụ án hé lộ thủ đoạn làm hàng giả ngày càng tinh vi và có tổ chức, khiến nhiều người giật mình trước mức độ len lỏi của hàng nhái vào thị trường.
Từ móng giò lợn đến ngao, hàu trôi nổi - hàng tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc liên tục bị lực lượng quản lý thị trường phát hiện trong những ngày cuối tháng 6, dấy lên lo ngại về tình trạng thực phẩm bẩn len lỏi vào mâm cơm người Việt.
3.114 là con số vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý sau một tháng triển khai “Tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” (từ ngày 15/5 đến 15/6/2025).
Hàng nghìn lít nước mắm không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ, được chứa trong can nhựa lớn, vừa bị lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện và buộc tiêu hủy. Chủ cơ sở bị xử phạt 50 triệu đồng.