Triệt phá đường dây sản xuất gần 70.000 chai dầu gió Con Ó giả
Thứ ba, 01/07/2025 13:32 (GMT+7)
Một đường dây sản xuất dầu gió Con Ó giả với quy mô công nghiệp, số lượng gần 70.000 chai, tương đương hơn 6 tỉ đồng giá trị hàng thật, vừa bị Công an TP HCM triệt phá. Vụ án hé lộ thủ đoạn làm hàng giả ngày càng tinh vi và có tổ chức, khiến nhiều người giật mình trước mức độ len lỏi của hàng nhái vào thị trường.
Ngày 1/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM chính thức
thông tin về việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 19 đối tượng,
trong đó có Võ Thành Tâm và vợ là Ngô Ánh Hồng, cặp đôi được xác định là chủ
mưu, cầm đầu đường dây sản xuất, buôn bán dầu gió giả suốt nhiều năm qua trên địa
bàn thành phố.
Võ Thành Tâm (bên phải) và Ngô Ánh Hồng cầm đầu đường dây sản xuất, buôn bán dầu gió giả suốt nhiều năm qua. Ảnh: CACC
Cuộc đột kích bắt đầu vào sáng 21/6. Phòng Cảnh sát Kinh tế
(PC03) Công an TP HCM phối hợp các đơn vị liên quan bất ngờ kiểm tra Công ty
TNHH MTV mỹ phẩm Thanh Thuý do Võ Thành Tâm làm giám đốc và Công ty TNHH mỹ phẩm
Mỹ Trinh do Ngô Ánh Hồng đứng tên.
Tại hiện trường, 15 nhân viên đang tất bật pha chế, sang chiết,
đóng gói các loại dầu gió và kem dưỡng da mang các thương hiệu nước ngoài như Eagle
Brand (Con Ó), dầu Ông Già (Thái Lan), dầu lăn Hàn Quốc, kem dưỡng ẩm Thái Lan…
Tuy nhiên, toàn bộ số sản phẩm này không nằm trong danh mục
đăng ký sản xuất - kinh doanh của hai công ty nói trên. Càng kiểm tra sâu, lực
lượng chức năng càng phát hiện hàng loạt dấu hiệu bất thường, từ bao bì, nhãn
mác đến quy trình sang chiết không đảm bảo vệ sinh.
15 nhân viên đang tất bật pha chế, sang chiết, đóng gói các loại dầu gió và kem dưỡng da mang các thương hiệu nước ngoài như Eagle Brand (Con Ó), dầu Ông Già (Thái Lan), dầu lăn Hàn Quốc, kem dưỡng ẩm Thái Lan… Ảnh: CACC
Quá trình điều tra cho thấy, từ năm 2022 đến nay, Tâm và Hồng
đã âm thầm điều hành một dây chuyền làm hàng giả bài bản như một doanh nghiệp
thật. Tâm chuyên nghiên cứu thành phần sản phẩm, trong khi Hồng phụ trách mua
nguyên liệu, bao bì trôi nổi ngoài thị trường. Sau đó, các nhân viên được phân
công pha chế, sang chiết, dán tem, đóng hộp rồi đưa về kho cất giữ, chờ tiêu thụ.
Để dễ kiểm soát hoạt động, cặp đôi này chỉ dùng duy nhất một
số điện thoại để nhận đơn và ra lệnh sản xuất. Khi có khách đặt hàng, chỉ một
tin nhắn hoặc cuộc gọi là hàng sẽ được chuyển đi, không khác gì cách vận hành của
một hệ thống phân phối chuyên nghiệp.
Sau quá trình điều tra, PC03 xác định Tâm và Hồng đã tổ chức
sản xuất 7 loại dầu Con Ó giả với nhãn hiệu “Eagle Brand Medicated Oil” của
Singapore, tổng số lượng gần 70.000 chai, giá trị tương đương hàng thật lên tới
hơn 6 tỉ đồng.
Ngoài ra, cơ quan chức năng còn thu giữ hàng trăm nghìn sản
phẩm khác nghi vấn là kem thoa bóp, dưỡng da, dầu lăn… giả mạo thương hiệu đang
được niêm phong để giám định, làm căn cứ mở rộng điều tra.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM, hành vi của cặp
đôi Tâm - Hồng đã đủ yếu tố cấu thành tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc
chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”, theo khoản 3, điều 194 Bộ luật Hình sự 2015. Cùng
với hai người này, 17 đối tượng khác cũng bị khởi tố vì hành vi giúp sức.
Đây không chỉ đơn thuần là gian lận thương mại. Việc làm giả
các sản phẩm được người dân sử dụng như thuốc chữa bệnh, dầu gió, kem thoa bóp…
tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe người dùng, đặc biệt người già và trẻ nhỏ - những
đối tượng thường xuyên sử dụng sản phẩm này.
Dầu Con Ó từ lâu đã là một thương hiệu quen thuộc, thậm chí
là “vật bất ly thân” của nhiều gia đình Việt. Thế nhưng, chỉ vì lòng tham, những
kẻ làm giả đã biến sản phẩm chăm sóc sức khỏe thành công cụ kiếm tiền bất chính,
đánh đổi niềm tin của người tiêu dùng bằng hàng loạt chai lọ không rõ thành phần,
không được kiểm định chất lượng.
Hiện Công an TP HCM đang mở rộng điều tra đối với các đối tượng
liên quan, trong đó có những người tham gia khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm
giả. Toàn bộ dữ liệu, vật chứng, thiết bị sản xuất đang được niêm phong phục vụ
công tác điều tra.
Từ vụ việc sữa bột HIUP bị xác định là hàng giả, câu hỏi đặt ra là người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật sẽ chịu trách nhiệm gì? Luật sư Nguyễn Văn Tuấn cho biết, nếu cố ý tiếp tay, họ hoàn toàn có thể bị truy tố hình sự.
Hàng loạt TikToker nổi tiếng như “Cún Bông”, Gia đình Hải Sen, Quang Linh, Hằng Du Mục… bị khởi tố vì liên quan đến trốn thuế, bán hàng giả, quảng cáo sai sự thật, hé lộ mặt tối đằng sau những phiên livestream triệu view, doanh thu khủng.
Vụ sữa bột HIUP giả gây chấn động khi Bộ Công an khởi tố loạt lãnh đạo doanh nghiệp liên quan đường dây sản xuất, tiêu thụ hàng giả trị giá gần 6.700 tỷ đồng. Hệ sinh thái tinh vi, quảng cáo rầm rộ, nhiều bất ngờ dần lộ diện.
Từ móng giò lợn đến ngao, hàu trôi nổi - hàng tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc liên tục bị lực lượng quản lý thị trường phát hiện trong những ngày cuối tháng 6, dấy lên lo ngại về tình trạng thực phẩm bẩn len lỏi vào mâm cơm người Việt.
3.114 là con số vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý sau một tháng triển khai “Tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” (từ ngày 15/5 đến 15/6/2025).
Hàng nghìn lít nước mắm không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ, được chứa trong can nhựa lớn, vừa bị lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện và buộc tiêu hủy. Chủ cơ sở bị xử phạt 50 triệu đồng.
Đối với trường hợp nhận – chuyển tiền hộ mà không thu phí, số tiền nhận vào tài khoản sẽ không bị thu thuế. Tuy nhiên, nếu có thu phí thì phần phí dịch vụ có thể bị đánh thuế thu nhập từ dịch vụ (5%–7%).