Phát hiện thuốc giả trị hen, hàm lượng chưa đến 20%
Thứ tư, 23/07/2025 11:24 (GMT+7)
Một loại thuốc trị hen suyễn phổ biến mang nhãn Theophylline 100mg vừa bị phát hiện là thuốc giả, hàm lượng dược chất chỉ đạt chưa tới 20% so với tiêu chuẩn. Cục Quản lý Dược cảnh báo khẩn, yêu cầu thu hồi toàn quốc, truy tìm tận gốc lô hàng nguy hiểm này.
Sáng 23/7,
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) chính thức phát đi thông báo khẩn về việc phát hiện thuốc giả Theophylline extended-release tablet 100mg, loại thuốc vốn được kê
đơn phổ biến cho người bị hen suyễn, viêm phế quản mạn tính và nhiều bệnh hô
hấp khác.
Phát hiện lô thuốc giả Theophylline extended-release tablet 100mg tại Công ty TNHH MTV Phòng khám đa khoa Mỹ Anh (Đồng Nai).
Thông tin khiến nhiều người không khỏi lo lắng, bởi theo kết
quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Đồng Nai, mẫu thuốc ghi nhãn số
lô 05089, sản xuất ngày 2/3/2022, hạn dùng đến 2/3/2026, do “Pharmacy Laboratories Plus”
tại Warszawa sản xuất, có hàm lượng dược chất Theophylline chỉ đạt 19,71%, quá thấp so với tiêu chuẩn
cho phép, vốn yêu cầu tối thiểu 90%.
Thậm chí, độ hòa tan - chỉ số quan trọng quyết định hiệu quả hấp thụ thuốc cũng chỉ
đạt từ 18,8% đến 22,5%, không đủ để mang lại hiệu quả điều trị như công bố trên
nhãn. Theo Cục Quản lý Dược, đây là thuốc giả.
Lô thuốc này được phát hiện tại Công ty TNHH MTV Phòng khám
đa khoa Mỹ Anh (Nhà thuốc Mỹ Anh), đặt tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
(nay thuộc Đồng Nai). Trên nhãn sản phẩm không có số đăng ký lưu hành, không có
giấy phép nhập khẩu và không rõ cơ sở nhập khẩu, những yếu tố tối thiểu để một loại
thuốc được phép lưu hành tại Việt Nam.
Cục Quản lý Dược yêu cầu thu hồi toàn quốc và truy xuất
nguồn gốc lô thuốc trên, đồng thời yêu cầu Sở Y tế Đồng Nai khẩn trương thanh, kiểm tra cơ sở phân phối,
phối hợp Ban chỉ đạo 389 và các lực lượng chức năng để xử lý nghiêm vi phạm.
Cơ quan quản lý cũng khuyến cáo người dân không mua, bán hay
sử dụng loại thuốc này, đồng thời kêu gọi các nhà thuốc, cơ sở điều trị, bệnh
viện trên cả nước chủ động rà soát, thu hồi nếu có sản phẩm liên quan, và thông
báo ngay nếu phát hiện thuốc nghi ngờ giả mạo, không rõ nguồn gốc.
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu Theophylline bị làm giả.
Hồi tháng 5, tại Hà Nội, một mẫu Theophylline 200mg cũng bị phát hiện chỉ chứa
12,6mg hoạt chất tương đương 6,3% so với hàm lượng công bố. Mẫu thuốc này được
thu tại Nhà thuốc An An, cũng mang nhãn “Pharmacy Laboratories Plus” và không
có số đăng ký.
Trước đó, cuối năm 2024, Cục Quản lý Dược cũng từng phát đi
cảnh báo tương tự với sản phẩm ghi nhãn Theophylline 200mg, cùng nơi sản xuất,
cùng thiếu giấy phép lưu hành, gây lo ngại về một đường dây thuốc giả chuyên
nghiệp nhắm vào nhóm thuốc điều trị bệnh hô hấp.
Không chỉ dừng ở Theophylline, Cục Quản lý Dược trong tháng
7 cũng đã ra quyết định thu hồi giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc Femancia
(số đăng ký VD-27929-17) do vi phạm chất lượng 2 lần trong vòng 60 tháng, theo quy định tại Luật
Dược.
Các chuyên gia cảnh báo, việc dùng phải thuốc giả, đặc biệt là thuốc điều trị
bệnh mãn tính như hen suyễn,
không chỉ làm mất hiệu quả điều trị mà còn khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng
nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong nếu gặp biến chứng.
Người bệnh cần kiểm tra kỹ nhãn mác, thông tin đăng
ký lưu hành, và chỉ nên mua thuốc tại các cơ sở uy tín, có giấy phép đầy đủ.
Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện 7 loại thuốc tân dược không rõ nguồn gốc tại một nhà thuốc lớn ở quận Đống Đa. Trong đó có mẫu thuốc điều trị tiểu đường chỉ đạt 70% hàm lượng ghi trên nhãn. Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương truy vết nguồn cung, xử lý nghiêm theo chỉ đạo của Chính phủ.
Cục Quản lý Dược vừa cảnh báo khẩn về thuốc giả Theophyllin 200mg, mẫu ghi sản xuất tại Pharmacy Laboratories Plus, chỉ đạt 6,3% hàm lượng hoạt chất. Loại thuốc này bị phát hiện tại một nhà thuốc ở Hà Đông (Hà Nội), tiềm ẩn nguy cơ lớn với sức khỏe cộng đồng.
Một lô thuốc mang nhãn hiệu Nexium 40mg được bán tại nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội vừa bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn, nghi vấn là hàng giả khi chỉ chứa 6,91mg hoạt chất Esomeprazol — chưa tới 18% so với hàm lượng công bố.
Chỉ trong vài tuần gần đây, hàng loạt đường dây buôn bán, sản xuất hàng giả đã bị bóc gỡ tại TP HCM và Hà Nội. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, lực lượng chức năng đang cho thấy thái độ không khoan nhượng trước vấn nạn hàng giả, hàng cấm. Thông điệp được phát đi rõ ràng: Xử lý tận gốc, triệt để, không ngoại lệ và tuyệt đối không có vùng cấm.
Hơn 98kg thuốc tân dược chưa hết hạn bất ngờ bị đổ giữa đường ở Đà Nẵng. Sau gần 2 tháng điều tra, Công ty Dược Trung ương 3 chính thức bị xử phạt vì hàng loạt vi phạm trong xử lý chất thải y tế.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước khẩn cấp yêu cầu các địa phương chuẩn bị ứng phó bão số 3 WIPHA. Trọng tâm là đảm bảo an ninh hàng hóa thiết yếu, kiểm soát thị trường, tránh đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý, giúp dân yên tâm.
Hàng trăm sản phẩm đồ gia dụng như nồi, chảo, quạt, máy đánh trứng… bị phát hiện không có giấy tờ hợp pháp tại một cơ sở kinh doanh ở Hoàng Mai, Hà Nội. Cơ quan chức năng đã lập biên bản tạm giữ.
Bộ Y tế vừa ra lệnh đình chỉ lưu hành và thu hồi khẩn cấp 13 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH thương mại Minh Khương do vi phạm nghiêm trọng về ghi nhãn, trong đó có nhiều cụm từ dễ khiến người tiêu dùng nhầm lẫn với thuốc chữa bệnh.
Trong mùa mưa bão, thực phẩm không chỉ là chuyện ăn uống mà còn là câu chuyện về an toàn, sức khỏe và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Làm thế nào để tủ lạnh không trở thành "bãi rác vi khuẩn" khi mất điện, và bữa ăn gia đình vẫn đủ chất, đủ vị?