Cảnh báo thuốc trị hen suyễn giả, chỉ đạt 6,3% hàm lượng
Thứ năm, 29/05/2025 17:03 (GMT+7)
Cục Quản lý Dược vừa cảnh báo khẩn về thuốc giả Theophyllin 200mg, mẫu ghi sản xuất tại Pharmacy Laboratories Plus, chỉ đạt 6,3% hàm lượng hoạt chất. Loại thuốc này bị phát hiện tại một nhà thuốc ở Hà Đông (Hà Nội), tiềm ẩn nguy cơ lớn với sức khỏe cộng đồng.
Mới đây,
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa
phát đi cảnh báo toàn quốc về loại thuốc có nhãn ghi THEOPHYLLINE EXTENDED-RELEASE TABLETS 200mg (Theophylin 200mg) bị làm giả và không đạt tiêu
chuẩn chất lượng. Sản phẩm này bị phát hiện có hàm lượng hoạt chất chỉ đạt 6,3%
so với mức công bố trên bao bì, gây nguy cơ nghiêm trọng tới sức khỏe người sử
dụng, đặc biệt là người mắc bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(COPD).
Sản phẩm Theophylin 200mg bị phát hiện có hàm lượng hoạt chất chỉ đạt 6,3% so với mức công bố trên bao bì, gây nguy cơ nghiêm trọng tới sức khỏe người sử dụng, đặc biệt là người mắc bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Theo Cục Quản lý Dược, lô thuốc trên được Trung tâm Kiểm
nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội lấy mẫu tại Nhà thuốc An An (số 153, tổ
14, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội). Sản phẩm có các thông tin trên
nhãn như sau:
Tên sản phẩm: THEOPHYLLINE EXTENDED-RELEASE TABLETS 200mg
(Theophyllin 200mg); Số
lô: 21127; NSX:
26/02/2022; HSD:
26/02/2026; Nơi sản xuất
ghi trên nhãn: Pharmacy Laboratories Plus.
Đáng chú ý, bao bì không có thông tin về giấy đăng ký lưu
hành (GĐKLH), giấy phép nhập khẩu (GPNK) và tên cơ sở nhập khẩu - các chi tiết bắt buộc với
thuốc hợp pháp tại Việt Nam.
Kết quả của trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội cho thấy mẫu thuốc không đủ điều kiện lưu hành. Nguồn: Cục Quản lý Dược
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, mẫu thuốc chỉ đạt 6,3% hàm lượng
hoạt chất Theophylin, trong khi tiêu chuẩn yêu cầu là 90 - 110% so với công bố. Đây là chỉ số cực
kỳ nguy hiểm, đặc biệt với các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính đường hô hấp -nơi liều lượng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và an
toàn tính mạng.
Đáng lưu ý, Cục Quản lý Dược từng cảnh báo về loại thuốc này
từ ngày 31/12/2024 qua Công văn số 4229/QLD-CL. Khi đó, mẫu thuốc cũng ghi lô
21127 nhưng có NSX và HSD khác, đồng thời bao bì cũng thiếu thông tin pháp lý tối
thiểu. Tuy nhiên, vụ việc nay lại tiếp tục tái diễn với dấu hiệu mở rộng.
Cục Quản lý
Dược đề nghị Sở Y tế Hà Nội khẩn
trương báo cáo Ban Chỉ
đạo 389 Hà Nội, phối hợp công an, quản lý thị trường và các cơ quan liên quan để
kiểm tra, xác minh nguồn gốc lô thuốc tại Nhà thuốc An An.
Thanh tra toàn diện, xử lý nghiêm vi phạm nếu có. Báo cáo kết quả trước ngày 31/5/2025.
Với Sở Y tế các tỉnh, thành khác, Cục Quản lý Dược đề nghị khẩn trương thông
báo tới tất cả các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc và người dân về loại thuốc
nêu trên. Yêu cầu ngừng kinh
doanh, sử dụng ngay lập tức sản phẩm nghi ngờ là thuốc giả.
Đồng thời,
khuyến khích người dân tố giác các dấu hiệu nghi ngờ về thuốc giả, thuốc
không rõ nguồn gốc tới cơ quan chức năng gần nhất.
Một lô thuốc mang nhãn hiệu Nexium 40mg được bán tại nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội vừa bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn, nghi vấn là hàng giả khi chỉ chứa 6,91mg hoạt chất Esomeprazol — chưa tới 18% so với hàm lượng công bố.
Thuốc giả, sữa nhái, thực phẩm chức năng “thổi phồng” công dụng đang len lỏi vào đơn thuốc, nhà thuốc và cả mạng xã hội. Ai chịu trách nhiệm? Pháp luật xử lý thế nào? Dưới đây là phân tích của chuyên gia pháp lý.
Một người tiêu dùng tại Hà Nội đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng, nghi ngờ hai sản phẩm thực phẩm chức năng L.M và A.M là hàng giả, gây loét dạ dày nghiêm trọng sau khi sử dụng. Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Trong những ngày nắng đỉnh điểm, điều hòa trở thành “vị cứu tinh” của nhiều gia đình. Thế nhưng, không ít người tiêu dùng đang vô tình khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt chỉ vì những thói quen sử dụng tưởng chừng vô hại.
Không đơn thuần chỉ là trào lưu ôn thi, loại thuốc được quảng cáo là “hack não siêu đỉnh” đang được rao bán tràn lan khắp mạng xã hội. Nhưng phía sau lớp vỏ hào nhoáng là hiểm họa cho sức khỏe và tâm lý của giới trẻ nếu lạm dụng hoặc sử dụng không rõ nguồn gốc.
Ba sản phẩm mỹ phẩm của Shynh Beauty bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc do vi phạm ghi nhãn và công thức. Doanh nghiệp này từng dính hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực mỹ phẩm, thẩm mỹ.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị kiểm tra và xử lý hàng loạt trường hợp quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm trên mạng xã hội, đáng chú ý có các tên tuổi như Ngân 98, Ngân Collagen và fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng".
Nội dung chỉ đạo được nêu rõ trong văn bản vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả các mặt hàng thuốc liên quan đến sức khỏe người dân.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, mặt hàng cau ghi nhận mức tăng trưởng nhập khẩu kỷ lục, với tốc độ tăng tới 1.303% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị hơn 11,3 triệu USD, theo thống kê từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam.