Hà Nội: Phát hiện 7 loại thuốc giả bán công khai tại nhà thuốc lớn
Thứ sáu, 30/05/2025 12:25 (GMT+7)
Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện 7 loại thuốc tân dược không rõ nguồn gốc tại một nhà thuốc lớn ở quận Đống Đa. Trong đó có mẫu thuốc điều trị tiểu đường chỉ đạt 70% hàm lượng ghi trên nhãn. Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương truy vết nguồn cung, xử lý nghiêm theo chỉ đạo của Chính phủ.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản hỏa tốc gửi Sở Y tế
Hà Nội yêu cầu khẩn trương truy vết nguồn gốc và kiểm tra toàn diện Nhà thuốc Đức
Anh (thuộc Công ty TNHH Dược phẩm thiết bị y tế Đức Anh, địa chỉ tại quận Đống
Đa). Đây là nơi phát hiện 7 mẫu thuốc không rõ nguồn gốc, không có giấy phép
lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu, không ghi rõ nơi sản xuất hay đơn vị nhập khẩu.
Sản phẩm DIAMICRON® MR 60mg (Gliklazid), lô 23F603, hạn dùng đến 04/2026. Mẫu thuốc điều trị tiểu đường này chỉ đạt 70% hàm lượng ghi trên nhãn.
Cụ thể, trong danh sách có sản phẩm DIAMICRON® MR 60mg
(Gliklazid), lô 23F603, hạn dùng đến 04/2026. Mẫu này do Trung tâm kiểm nghiệm
thuốc, mỹ phẩm thực phẩm Hà Nội kiểm tra, phát hiện chỉ tiêu định lượng
Gliclazid chỉ đạt 42,5mg/viên -
tương đương 70,83% so với hàm lượng công bố.
Việc hàm lượng hoạt chất thấp như vậy không chỉ ảnh hưởng đến
hiệu quả điều trị mà còn có thể khiến người bệnh tiểu đường đối mặt với các biến
chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, 6 mẫu thuốc khác
cũng nằm trong diện nghi vấn gồm: Oseltamivir
(lô M1164B01, sản xuất 03/2021, hạn dùng 03/2023); Crestor 20mg (Rosuvastatin), lô
A23237030, hạn dùng 04/2026; Crestor
10mg (Rosuvastatin), lô A24236004, hạn dùng 07/2027; Janumet 50/1000mg
(Sitagliptin/Metformin), lô 24497505A, hạn dùng 07/2026; Plavix (Klopidogrel), lô ELB04027, hạn
dùng 05/2027; NEXIUM®
40mg Enterik Kapli Pellet Tablet (Esomeprazol), lô 23H420, hạn dùng 09/2027
Tất cả đều không có thông tin hợp pháp về giấy phép lưu
hành, giấy phép nhập khẩu, nơi sản xuất hay nơi phân phối.
6 mẫu thuốc nằm trong diện nghi vấn.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế Hà Nội nhanh chóng tổ chức
thanh tra, phối hợp với Ban chỉ đạo 389 thành phố và các lực lượng liên quan
truy tìm nguồn gốc, điều tra chuỗi cung ứng các lô thuốc trên, đồng thời xử lý
nghiêm nếu phát hiện sai phạm.
Kết quả kiểm tra và xử lý phải báo cáo về Cục trước ngày 2/6/2025.
Không dừng lại ở Hà Nội, Cục cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh,
thành phố khác thông tin rộng rãi tới hệ thống nhà thuốc và người dân để không
mua bán, sử dụng 7 loại thuốc nói trên. Các cơ sở y tế chỉ nên mua thuốc từ các
kênh phân phối hợp pháp, tuyệt đối không kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc.
Các Sở cũng được yêu cầu chủ động rà soát, kiểm tra và xử lý
dấu hiệu sản xuất, buôn bán thuốc giả; đồng thời tham mưu UBND tỉnh/thành thực
hiện quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược, tổ chức
tháng cao điểm phòng chống thuốc giả trên toàn quốc.
Cục Quản lý Dược vừa cảnh báo khẩn về thuốc giả Theophyllin 200mg, mẫu ghi sản xuất tại Pharmacy Laboratories Plus, chỉ đạt 6,3% hàm lượng hoạt chất. Loại thuốc này bị phát hiện tại một nhà thuốc ở Hà Đông (Hà Nội), tiềm ẩn nguy cơ lớn với sức khỏe cộng đồng.
Một lô thuốc mang nhãn hiệu Nexium 40mg được bán tại nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội vừa bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn, nghi vấn là hàng giả khi chỉ chứa 6,91mg hoạt chất Esomeprazol — chưa tới 18% so với hàm lượng công bố.
Thuốc giả, sữa nhái, thực phẩm chức năng “thổi phồng” công dụng đang len lỏi vào đơn thuốc, nhà thuốc và cả mạng xã hội. Ai chịu trách nhiệm? Pháp luật xử lý thế nào? Dưới đây là phân tích của chuyên gia pháp lý.
Một loại kem massage có xuất xứ từ Hàn Quốc vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc vì công thức không đúng với hồ sơ đã công bố và nhãn ghi công dụng không phù hợp.
Một đường dây sản xuất dầu gió Con Ó giả với quy mô công nghiệp, số lượng gần 70.000 chai, tương đương hơn 6 tỉ đồng giá trị hàng thật, vừa bị Công an TP HCM triệt phá. Vụ án hé lộ thủ đoạn làm hàng giả ngày càng tinh vi và có tổ chức, khiến nhiều người giật mình trước mức độ len lỏi của hàng nhái vào thị trường.
Từ móng giò lợn đến ngao, hàu trôi nổi - hàng tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc liên tục bị lực lượng quản lý thị trường phát hiện trong những ngày cuối tháng 6, dấy lên lo ngại về tình trạng thực phẩm bẩn len lỏi vào mâm cơm người Việt.
3.114 là con số vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý sau một tháng triển khai “Tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” (từ ngày 15/5 đến 15/6/2025).