Hà Nội phát hiện thuốc Nexium nghi giả: Hoạt chất chỉ bằng 1/6 hàm lượng công bố
Thứ bảy, 24/05/2025 09:58 (GMT+7)
Một lô thuốc mang nhãn hiệu Nexium 40mg được bán tại nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội vừa bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn, nghi vấn là hàng giả khi chỉ chứa 6,91mg hoạt chất Esomeprazol — chưa tới 18% so với hàm lượng công bố.
Thông tin trên được Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) xác
nhận ngày 23/5, sau khi nhận báo cáo từ Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm và
thực phẩm Hà Nội.
Cụ thể, mẫu thuốc được lấy tại Nhà thuốc Đức Anh (quận
Đống Đa) có vỏ hộp ghi: NEXIUM 40mg Enterik Kapli Pellet Tablet, số lô 23H420,
hạn dùng đến tháng 9/2027, nhưng không ghi rõ số đăng ký lưu hành, cơ sở sản xuất,
giấy phép nhập khẩu hay nhãn phụ tiếng Việt như quy định bắt buộc với thuốc lưu
hành tại Việt Nam.
Càng đáng ngại hơn, kết quả kiểm nghiệm cho thấy hàm
lượng hoạt chất Esomeprazol — thành phần chính điều trị các bệnh lý dạ dày như
trào ngược, viêm loét — chỉ đạt 17,27% so với tiêu chuẩn. Đây là dấu hiệu rõ
ràng cho thấy sản phẩm có khả năng là thuốc giả hoặc nhập lậu, nguy cơ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng.
Ngay sau phát hiện, Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế
Hà Nội kiểm tra toàn diện nhà thuốc nói trên, truy vết nguồn gốc lô hàng và xử lý vi phạm nếu có theo Luật Dược. Các cơ sở kinh doanh trên địa bàn cũng được cảnh
báo tuyệt đối không mua bán hoặc phát tán sản phẩm nghi giả này.
Trước khi dùng thuốc hay thực phẩm bổ sung, người tiêu dùng cần đọc rõ nguồn gốc, thành phần, và nhãn phụ để đảm bảo sản phẩm chính hãng. Ảnh minh họa
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chỉ nên mua thuốc tại
nhà thuốc đạt chuẩn, có hóa đơn chứng từ rõ ràng, không sử dụng các loại thuốc
không nhãn phụ, không nguồn gốc, đặc biệt là sản phẩm điều trị bệnh lý nghiêm
trọng.
Sự việc xảy ra trong bối cảnh Bộ Y tế đang phát động
tháng cao điểm phòng chống hàng giả trong lĩnh vực y tế, diễn ra từ nay đến
ngày 15/6. 15 tổ kiểm tra đột xuất đã được thành lập để thanh tra các mặt hàng
dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, y học cổ truyền và thực phẩm chức năng trên
toàn quốc.
Trước đó, hồi tháng 4, lực lượng Công an Thanh Hóa
đã bóc gỡ một đường dây sản xuất và buôn bán thuốc tân dược giả quy mô lớn, bắt
giữ 14 đối tượng, thu giữ nhiều loại thuốc giả mạo thương hiệu nổi tiếng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tuyên bố rõ ràng:
“Không có vùng cấm cho hành vi làm giả, buôn lậu thuốc và sản phẩm y tế. Cán bộ
buông lỏng quản lý hoặc tiếp tay vi phạm sẽ bị truy trách nhiệm đến cùng”.
Một người tiêu dùng tại Hà Nội đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng, nghi ngờ hai sản phẩm thực phẩm chức năng L.M và A.M là hàng giả, gây loét dạ dày nghiêm trọng sau khi sử dụng. Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Trong bối cảnh thị trường dược phẩm ngày càng phức tạp, Sở Y tế TP HCM vừa công bố hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh doanh thuốc. Theo đó, 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả đã bị phát hiện trong đợt kiểm tra mới nhất, kéo theo 147 cơ sở vi phạm khác bị xử phạt với tổng số tiền hơn 7 tỷ đồng.
Thuốc giả, sữa nhái, thực phẩm chức năng “thổi phồng” công dụng đang len lỏi vào đơn thuốc, nhà thuốc và cả mạng xã hội. Ai chịu trách nhiệm? Pháp luật xử lý thế nào? Dưới đây là phân tích của chuyên gia pháp lý.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá một cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả với quy mô lớn trên địa bàn huyện Triệu Sơn. Chủ mưu là Nguyễn Thị Dung (SN 1995), trú tại xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn.
Đường dây kinh doanh đa cấp quy mô toàn cầu do người nước ngoài điều hành, với hơn 200.000 thành viên và doanh thu hàng nghìn tỷ đồng từ việc bán thực phẩm chức năng chứa chất cấm, mới đây vừa bị công an triệt phá.
Ghi nhãn "đóng gói tại Việt Nam" nhưng không rõ xuất xứ, nhiều sản phẩm bột ngọt không rõ nguồn gốc đang âm thầm len lỏi thị trường, đánh lừa người tiêu dùng.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Đồng Nai tiếp tục làm rõ dấu hiệu vi phạm tại Công ty EBC sản xuất mỹ phẩm được Đoàn Di Băng quảng cáo là lỗi có tính hệ thống hay cá biệt.
Liên quan vụ quảng bá kẹo rau củ Kera – sản phẩm đã bị khởi tố vì “sản xuất hàng giả là thực phẩm” và “lừa dối khách hàng” – TikToker Nguyễn An, chủ kênh “Chú Cá Review Không Booking”, đã làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM và cung cấp số liệu doanh thu từ hoạt động tiếp thị.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, các bộ ngành và địa phương, phát động tháng cao điểm kiểm tra toàn diện, không có vùng cấm.