Phát hiện hơn 800kg xúc xích, lạp xưởng không rõ nguồn gốc
Thứ năm, 24/04/2025 11:23 (GMT+7)
Hơn 800kg xúc xích, lạp xưởng và chả cá không rõ nguồn gốc, do nước ngoài sản xuất, vừa bị lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện và tạm giữ tại một hộ kinh doanh ở quận Nam Từ Liêm.
Ngày
24/4, thông tin từ Đoàn Thanh
niên Công an thành phố Hà Nội cho biết, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số
17, Chi cục QLTT TP Hà Nội phối hợp với Đội 7 - Phòng
Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an TP Hà Nội, mới đây đã kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh Tuấn Tâm tại số 2 ngách 19,
ngõ 328 đường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm và phát hiện, tạm giữ 807kg thực phẩm
bao gói sẵn không rõ nguồn gốc.
Hơn 800kg xúc xích, lạp xưởng và chả cá không rõ nguồn gốc bị lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện và tạm giữ. Toàn bộ số hàng trị giá hơn 54 triệu đồng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp. Ảnh: Tuổi trẻ Công an Thủ đô
Lô
hàng vi phạm gồm xúc xích, lạp xưởng, chả cá, chả mực… được đóng gói sẵn trong
túi bóng, dán tem nhãn bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt,
không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không giấy kiểm định
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổng trị giá hàng hóa niêm yết trên 54
triệu đồng.
Đáng chú ý, toàn bộ số hàng hóa vi phạm được chủ cơ sở cất giấu
tinh vi, trà trộn với thực phẩm có nguồn gốc hợp pháp trong nhiều kho lạnh khác
nhau, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc kiểm đếm, phân loại. Các
sản phẩm này chủ yếu là nguyên liệu chính cho các món ăn đường phố như xiên nướng,
lẩu, đồ ăn vặt… vốn được giới trẻ và người lao động ưa chuộng nhờ giá rẻ.
Chủ
cơ sở được xác định là T.A.T, sinh năm 1990, trú tại quận Nam Từ Liêm. Làm việc
với lực lượng chức năng, T.A.T khai nhận đã thu mua số thực phẩm nói trên từ
nhiều nguồn trôi nổi trên thị trường, sau đó phân phối rộng rãi tại Hà Nội và
các tỉnh lân cận thông qua mạng xã hội.
Theo
đại úy Trần Xuân Mạnh - Đội phó Đội 7, Phòng Cảnh sát kinh tế -
CATP Hà Nội, quá trình điều tra cơ sở vi phạm gặp nhiều trở ngại do đối tượng
hoạt động rất tinh vi. Cơ sở “núp bóng” dưới hình thức bãi trông giữ xe ô tô, nằm
trong khu vực thưa dân cư. Việc vận chuyển thực phẩm được tiến hành chủ yếu vào
ban đêm bằng xe tải, hàng hóa được đóng kín trong thùng xốp, nhằm qua mắt cơ
quan chức năng.
Lực
lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng vi phạm, đồng thời phối hợp
hoàn thiện hồ sơ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện 20 tấn thịt gà, nội tạng không rõ nguồn gốc trong kho lạnh gần chợ Hà Vỹ. Số hàng bốc mùi, không tem nhãn, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
Trước tình trạng sữa bột giả gây hoang mang dư luận, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi khẩn cấp 12 sản phẩm dinh dưỡng vi phạm và cảnh báo người dân ngừng sử dụng 72 sản phẩm khác đang trong diện điều tra.
Giá vàng thế giới lập đỉnh lịch sử mới, kéo giá vàng trong nước lần đầu vượt mốc 124 triệu đồng/lượng, rồi giảm nhanh sau đó, hiện ở tầm 119,5 triệu đồng/lượng, khiến nhiều người đổ xô đi mua.
Nhưng phía sau cơn “sốt vàng” này không chỉ là sóng gió toàn cầu, mà còn nằm ở những “nút thắt” ngay trong thị trường nội địa.
Mỹ phẩm trôi nổi, quảng cáo sai trên mạng xã hội bùng phát. Bộ Y tế siết kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trên TikTok, Facebook, YouTube và các sàn thương mại điện tử nhằm bảo vệ người tiêu dùng và lập lại trật tự thị trường.
Trước bối cảnh xuất khẩu đối mặt nhiều thách thức, Bộ Công Thương xác định phát triển thị trường nội địa là nhiệm vụ chiến lược, góp phần then chốt vào tăng trưởng kinh tế bền vững năm 2025.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài gắn nhãn "Made in Vietnam" cho hàng xuất khẩu để "lách" thuế, uy tín hàng Việt trên thị trường quốc tế. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường siết chặt kiểm tra tại các điểm nóng.
Việt quất giá rẻ bán đầy chợ mạng có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc). So với hàng nhập khẩu từ Mỹ hay Nam Phi, giá việt quất Trung Quốc chỉ rẻ bằng 1/3 nên được nhiều người tiêu dùng gom mua.