Trước tình trạng sữa bột giả gây hoang mang dư luận, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi khẩn cấp 12 sản phẩm dinh dưỡng vi phạm và cảnh báo người dân ngừng sử dụng 72 sản phẩm khác đang trong diện điều tra.
Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), ngày
23/4, đơn vị này đã nhận được công văn từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an,
xác định 12 sản phẩm sữa bột là hàng giả, vi phạm quy định tại Nghị định
98/2020/NĐ-CP.
Ngay trong ngày, Cục đã ban hành công văn đề nghị các Sở Y tế,
Ban quản lý an toàn thực phẩm tại các địa phương tổ chức rà soát, kiểm tra và
phối hợp thu hồi toàn bộ số sản phẩm giả này; đồng thời phối hợp với công an xử
lý nghiêm theo pháp luật.
Hai trong 12 loại sữa giả cơ quan điều tra vừa công bố
Đặc biệt, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người tiêu dùng không nên sử dụng
72 sản phẩm dinh dưỡng của Công ty CP Dược Quốc tế Rance Pharma và Công ty CP
Dược dinh dưỡng Hacofood cho đến khi có kết luận chính thức.
Hiện Bộ Công an đã khởi tố vụ án, điều tra một đường dây sản
xuất, tiêu thụ sữa bột giả quy mô lớn hoạt động tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Bộ Y tế khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để xử lý dứt điểm
vụ việc, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe người dân.
Danh sách 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột)
là hàng giả kèm theo công văn số 1095/VPCQCSĐT-P3 ngày 22/4/2025 của Cơ quan Cảnh
sát điều tra Bộ Công an như sau:
1. Thực phẩm bổ sung COLOS IQ FOR MUM
2. Thực phẩm bổ sung COLOS IQ DIABETES
3. Thực phẩm bổ sung DARIFA A+ ProGold
4. Sản phẩm dinh dưỡng công thức KENMIL PREMIUM PEDIA GOAT
5. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt SURE IQ SURE GOLD
6. Sản phẩm dinh dưỡng công thức Kodo A+ Starter Colostrum 1
7. Sản phẩm dinh dưỡng công thức L' GRAND COLOSTRUM PEDIA+2
8. Sản phẩm dinh dưỡng công thức Newsure Colos 24h Kid Plus
9. Sản phẩm dinh dưỡng công thức Kid Baby Talacmum
10. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt Gludiabet Talacmum
11. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt KASUMI CANXI NANO
COLOS 24H
Ngày 10/4, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án, bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây sản xuất sữa giả liên quan đến Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group. Lực lượng chức năng thu giữ hơn 26.000 lon sữa thuộc 84 dòng sản phẩm.
Trước vụ việc sữa giả có hệ thống phân phối trên toàn quốc bị triệt phá, từ ngày 21/4 đến 30/5, Sở An toàn thực phẩm TP HCM triển khai kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt.
Giá vàng thế giới lập đỉnh lịch sử mới, kéo giá vàng trong nước lần đầu vượt mốc 124 triệu đồng/lượng, rồi giảm nhanh sau đó, hiện ở tầm 119,5 triệu đồng/lượng, khiến nhiều người đổ xô đi mua.
Nhưng phía sau cơn “sốt vàng” này không chỉ là sóng gió toàn cầu, mà còn nằm ở những “nút thắt” ngay trong thị trường nội địa.
Mỹ phẩm trôi nổi, quảng cáo sai trên mạng xã hội bùng phát. Bộ Y tế siết kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trên TikTok, Facebook, YouTube và các sàn thương mại điện tử nhằm bảo vệ người tiêu dùng và lập lại trật tự thị trường.
Trước bối cảnh xuất khẩu đối mặt nhiều thách thức, Bộ Công Thương xác định phát triển thị trường nội địa là nhiệm vụ chiến lược, góp phần then chốt vào tăng trưởng kinh tế bền vững năm 2025.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài gắn nhãn "Made in Vietnam" cho hàng xuất khẩu để "lách" thuế, uy tín hàng Việt trên thị trường quốc tế. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường siết chặt kiểm tra tại các điểm nóng.
Việt quất giá rẻ bán đầy chợ mạng có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc). So với hàng nhập khẩu từ Mỹ hay Nam Phi, giá việt quất Trung Quốc chỉ rẻ bằng 1/3 nên được nhiều người tiêu dùng gom mua.
Giá vàng trong nước sáng 23/4 đồng loạt giảm mạnh ở cả vàng miếng và vàng nhẫn. Tại nhiều doanh nghiệp lớn, giá vàng miếng giảm tới 2 triệu đồng/lượng, ở ngưỡng 122 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Vàng nhẫn cũng giảm sâu, có nơi hạ đến 2,8 triệu đồng/lượng.